• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bé khóc
  • > Bé bám mẹ quá phải làm sao?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bé bám mẹ quá phải làm sao?

Bé bám mẹ quá phải làm sao?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bé khóc
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nếu bé đột nhiên trở nên lo lắng khi mẹ không có ở bên, hãy trấn an bé một cách nhẹ nhàng.

Đeo bám có thể là ôm cứng lấy chân mẹ, cũng có thể là la hét khi mẹ đi khuất tầm mắt. Đừng lo lắng, cũng đừng vội giận dữ, bé chỉ đang lớn lên thôi mà.

Thường thì bé trở nên bám mẹ hơn vào những giai đoạn nhất định tương ứng với sự phát triển của bé, nhưng cũng có thể do những lý do khác như: có em, đi trẻ, chuyển nhà hoặc thậm chí là do một chuyến đi chơi xa. Đôi khi, cảnh vật lạ lẫm, phòng ngủ và căn nhà đều khác nên khiến bé bị thay đổi nếp ăn, ngủ.

Dù lý do là gì thì mẹ cũng cần thấu hiểu những gì bé đang trải qua, vì sao bé lại “bám dính” lấy mẹ đến vậy. Hiểu được sẽ giúp mẹ và bé vượt qua quãng thời gian này dễ dàng hơn.

 Bám mẹ chứ không theo ba

Có những bé trong giai đoạn đeo bám này chỉ chịu theo mẹ cứ không chịu theo ba, nếu bé nhà bạn ở trong trường hợp này, đừng lo lắng. Việc bé “ưu tiên” một trong hai người là bình thường. Nếu bé chỉ bám mẹ, hãy đề nghị ba cùng tham gia một số việc chăm sóc bé, chẳng hạn như tắm và mát-xa. Ngoài ra, trong những dịp cả nhà quây quần, hãy tạo điều kiện để bé chơi với cả ba và mẹ. Nếu mới có thêm em bé, hãy luôn dành thời gian cho bé, khiến bé không cảm thấy “bị gạt ra”.

Giúp bé dạn dĩ

Mẹ hãy cố gắng để vừa chăm sóc được bé vừa giúp bé chơi thoải mái với người khác. Điều này là hết sức quan trọng vì chúng ta đâu thể bồng bế bé cả ngày. Hãy tập cho bé quen và tự tin bằng cách cho bé ngồi lên chân mẹ và chơi các món đồ chơi của mình, cho đến khi bé đã thấy an toàn thì mẹ có thể đặt bé xuống chơi một mình.

Trong những buổi họp gia đình, hãy để các thành viên khác bồng bế bé (tất nhiên mẹ vẫn ở bên cạnh). Nhưng đừng miễn cưỡng bé nhé. Khi bé đã thấy quen dần và cảm thấy an toàn, mẹ có thể đi ra khỏi phòng.

Khi mẹ rời khỏi phòng

Khi bé đã đủ tự tin, mẹ có thể đi ra khỏi phòng, nhưng cần nói cho bé biết là mẹ đi một chút nhưng vẫn quanh đây thôi. Ví dụ mẹ có thể nói “mẹ sang phòng bên lấy cái tã cho con nhé, mẹ sẽ về ngay” và khi mẹ trở lại căn phòng, nhớ cho bé xem cái tã và nhắc lại với bé.

Đừng bao giờ tìm cách “lẻn đi”. Bé thấy mẹ đột nhiên “biến mất” thì sẽ rất hoảng sợ và lần sau sẽ khó tìm lại cảm giác an toàn.

Khi bé đi trẻ

Việc để bé ở lại lớp học hoặc ở nhà với cô giữ trẻ là một trong những việc khó khăn nhất với mẹ. Nhưng những mẹo sau đây có thể giúp mẹ.

Hãy bắt đầu xa bé vài giờ mỗi lần, sau đó mới tăng lên cho đến khi bé ở lại được cả 1 ngày.

Luôn ôm hôn bé khi tạm biệt, nói cho bé biết là mẹ phải đi làm và sẽ trở lại đón bé. Nếu bé tỏ ra buồn, cứ nhắc lại cho bé hiểu.

Luôn lặp lại những hành động giống nhau, ngày nào cũng như ngày nào. Ví dụ, mẹ đưa bé vào lớp, giúp bé cởi và cất áo khoác, rồi mẹ ôm hôn và nói tạm biệt bé. Và rồi đúng thời gian đã hẹn, mẹ tới đón bé. Ngày nào cũng lặp lại những hành động này sẽ giúp bé hiểu là mẹ sẽ tới.

Mẹ cũng có thể cho bé mang theo món đồ gì đó có mùi của mẹ, chẳng hạn là chiếc áo của mẹ hay là cái chăn của mẹ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo