• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Bé chậm biết đi, mẹ hãy xem thử con mình có mắc phải những vấn đề này hay không
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bé chậm biết đi, mẹ hãy xem thử con mình có mắc phải những vấn đề này hay không

Bé chậm biết đi, mẹ hãy xem thử con mình có mắc phải những vấn đề này hay không

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trong số những câu hỏi khi các mẹ bỉm sữa gặp nhau, những câu thường gặp nhất là : mấy cân rồi, biết đi chưa, biết nói chưa. Mốc biết đi và biết nói là rất quan trọng bởi nó đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau ở bé. Vậy những bé chậm biết đi thì sao, có đáng lo không.

Biết đi là một giai đoạn quan trọng trong đời sống của các bé, đánh dấu một sự phát triển tốt về các mặt cơ thể, tâm lý và tình cảm.       

Những điều kiện cần phải có để bé biết đi bao gồm:

Bộ xương đủ cứng cáp, các cơ bắp được nuôi dưỡng đầy đủ, phát triển tốt 

Hệ thống thần kinh và nhất là bộ não đã phát triển được tới mức nào đó. Để đạt được như vậy thì bé cần được nuôi dưỡng đầy đủ với thức ăn giàu về protein và vitamin, 

Sự chăm sóc của cha mẹ về mặt tâm lý và tình cảm cũng có vai trò quan trọng kích thích bé cố gắng trong việc tập đi, tự tin bước đi. 

Các bé thường bắt đầu tập đi ở độ tuổi từ 12 tới 14 tháng. Nhưng cũng tùy vào thể trạng từng bé mà thời gian này có thể xê dịch từ tháng thứ 10 tới 18. Nếu sau 2 tuổi mà bé vẫn chưa biết đi, chúng ta mới nên lo rằng bé chậm biết đi. 

Việc chậm biết đi của bé có thể có nhiều lý do:

Do các bé mới trải qua một giai đoạn bị ốm, dù chỉ là những căn bệnh ngắn ngày và không trầm trọng như viêm xoang, họng, đau tai,... 

Những bé mập mạp quá cũng là một nguyên nhân làm biết đi chậm hơn các bé khác một vài tuần hoặc một vài tháng (những bé mập mạp cũng có thể biết lẫy, biết bò chậm hơn những bé khác).

Nhiều bé ham thích bò hay lết nên cũng lơ là việc tập đi. Những bé này sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn, bò trườn nhiều nhưng không tỏ ra thích thú với việc đứng và tập đi.

Nếu bé đã hơn 18  tháng mà chưa biết đi thì cha mẹ cần chú ý xem bé có nằm trong những trường hợp sau đây hay không. 
 
Bé có bị dị tật ở đoạn xương chân nào không, nhất là đoạn khớp với xương hông. Ngoài ra cũng phải chú ý tới cơ bắp xem có bị chứng teo cơ bắp chân hoặc một số các bệnh về cơ bắp khác không. 

Bé có mắc phải các bệnh về hệ thống thần kinh và cột sống mắc phải sau khi sinh, hoặc do bẩm sinh hay không? Những trường hợp này đều có ảnh hướng tới khả năng giữ người được cân bằng hoặc làm chân bị liệt khiến bé không đi được bình thường. 

Nếu trí tuệ bé phát triển bình thường mà lại chậm biết đi thì bé có thể bị thương tổn ở vùng não bộ ảnh hưởng tới việc điều khiến vận động của cơ thể . Nhiều phương pháp luyện tập đặc biệt có thể áp dụng trong những trường hợp này để giúp các bé vượt qua được những khó khăn khi tập đi. 

Nếu những nguyên nhân trên đều không có mà bé lại chậm biết đi thì nên nghĩ tới vấn đề thiếu dinh dưỡng hoặc không được người lớn chăm sóc đầy đủ và chú ý khuyến khích bé tập đi. 

Bạn nên đọc
Quảng cáo