• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • > Bố mẹ nên mừng khi con thích đập phá đồ chơi
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bố mẹ nên mừng khi con thích đập phá đồ chơi

Bố mẹ nên mừng khi con thích đập phá đồ chơi

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nếu nghe những lý giải khoa học sau đây, các bậc phụ huynh sẽ hiểu việc trẻ con thích đập phá đồ chơi là hoàn toàn hợp lý và logic, chứ không phải do trẻ hư, nghịch ngợm đâu.

Câu hỏi này chắc chắn sẽ nghe quen tai với hầu hết các bậc phụ huynh: "Em ơi con nhà chị nó không biết quý trọng đồ chơi, cứ mua về là được 2 ngày là bánh đi đằng bánh, ô tô đi đằng ô tô. Con trai thì thế, con gái cũng chẳng kém, búp bê chơi được 1 tuần là tháo hết cả quần áo, cắt tóc ngắn nữa. Mua cũng kha khá tiền chứ chẳng rẻ gì, làm sao cho con đừng phá đồ chơi bây giờ?"

Thế nhưng nếu nghe những lý giải khoa học sau đây, các bậc phụ huynh sẽ hiểu việc trẻ con thích đập phá đồ chơi là hoàn toàn hợp lý và logic, chứ không phải do trẻ hư, nghịch ngợm đâu.

Trẻ đập phá đồ chơi để thỏa mãn nhu cầu tìm tòi và nghiên cứu

Trẻ nhỏ trong độ tuổi 0-6 tuổi thích tìm tòi và nghiên cứu để hiểu về thế giới xung quanh mình, đặc biệt trẻ 0-3 có hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật để tìm hiểu về đặc điểm, chức năng, cách sử dụng của đồ vật đó trong thế giới thực mà bố mẹ và chính các con đang sống.

Vì thế nên ngoài việc con yêu thích và đòi được làm bắt chước những thứ bố mẹ thường dùng hằng ngày để học theo, thì các con ở độ tuổi đang khám phá mọi thứ (0-3 tuổi) sẽ có xu hướng thích tháo lắp, bẻ nhỏ, bóc tách...mọi thứ. Kỹ năng này đến sau khi con đã lĩnh hội được các kỹ năng: Cầm nắm bằng cả bàn tay, nhặt, thả, ném. Đây là một kỹ năng mới mà các con lĩnh hội được, vì con không có đồ chơi có chức năng tháo lắp, bẻ nhỏ rồi ráp lại, bóc tách như ý mình, nên con muốn thử nghiệm trên những thứ khác mà chúng thuộc về con để tìm hiểu điều này.

Nếu muốn hạn chế việc con đập vỡ ô tô ra để xem bên trong chỗ ghế ngồi của tài xế có người tí xíu ngồi đó không chẳng hạn, hãy tìm cách "tự chế" cho con vài món đồ chơi nhỏ có thể tháo rời ra và lắp lại được mà không hỏng (đồ chơi xếp, ghép hình bằng gỗ, giấy, nhựa, xốp....) để con vẫn được rèn kỹ năng mới, và lại không làm hỏng đồ mà bố mẹ "hơi tiếc".

Vậy nên chọn loại đồ chơi như nào cho con?

Vì thế nên, không khuyến khích bố mẹ mua nhiều đồ chơi sẵn nhiều, vì nó tốn kém, và ít có thể sáng tạo trong cách chơi như ô tô, búp bê, tàu hoả. Những thứ đó con chỉ cần có vài cái là được. Nên dành số tiền định đầu tư cho những thứ nhìn vui mắt lúc đầu, chán ngay trong 1 nốt nhạc đó, để mua/tự chế những loại đồ chơi khác làm bằng chất liệu an toàn hơn, thân thiện với môi trường hơn, và có khả năng sáng tạo được nhiều cách chơi hơn.

Bố mẹ cũng nên nhớ, các loại kỹ năng thô đến tinh của đôi bàn tay nếu được rèn thành thục sẽ là nền tảng vững chắc cho việc phát triển cân bằng, đồng đều 2 bán cầu não. Não người bình thường tới khi chết mới sử dụng chưa tới 10% thôi, nên mẹ nào có con thích cầm thìa tay trái, cứ để con làm, đừng sửa tội con, thuận 2 tay càng tốt chứ sao.

Bạn nên đọc
Quảng cáo