• Trang chủ
  • > Sách
  • > Dinh dưỡng cho mẹ
  • > Cách ăn sáng đúng để giúp mẹ bầu giảm ốm nghén và thai nhi phát triển sau một đêm dài
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cách ăn sáng đúng để giúp mẹ bầu giảm ốm nghén và thai nhi phát triển sau một đêm dài

Cách ăn sáng đúng để giúp mẹ bầu giảm ốm nghén và thai nhi phát triển sau một đêm dài

  • Tác giả:
  • Thể loại: Dinh dưỡng cho mẹ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 04/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Đối với người bình thường, bữa sáng là rất quan trọng, đối với bà bầu thì bữa sáng còn quan trọng hơn nữa. Không chỉ bổ sung năng lượng cho cơ thể cả 2 mẹ con sau một đêm dài, bữa sáng cho bà bầu còn giúp ngăn ngừa hiệu quả chứng ốm nghén.

1. Tác hại của việc không ăn sáng

Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể: cơ thể cần bữa sáng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường năng lượng cho một ngày dài. Ăn sáng đều đặn giúp sự trao đổi chất diễn ra đều đặn và thuận lợi hơn.

Hạ đường huyết: bữa sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của cả một ngày. Nếu không ăn sáng, cơ thể không có đủ đường cho các hoạt động tiêu hao năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, khiến mẹ thấy chóng mặt, mệt mỏi.

Đau dạ dày: bỏ bữa sáng, đợi đến trưa mới ăn sẽ khiến dạ dày ở trong trạng thái đói quá lâu. Điều này làm dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều, nên dễ bị viêm, loét dạ dày…

Táo bón: nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày – đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.

2. Ăn sáng đúng cách

Ăn sáng không phải là ăn thế nào cũng được. Để bữa sáng mang lại nhiều lợi ích nhất cho cơ thể, mẹ hãy làm theo những gợi ý này nhé.

Ăn sáng trong khoảng 7-8 giờ

Ăn sáng quá sớm hay quá muộn đều không tốt cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thời gian lý tưởng cho bữa sáng là vào khoảng thời gian từ 7 - 8 giờ. Nguyên nhân cần phải ăn sáng thời điểm này vì ban đêm khi ngủ, hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều nghỉ ngơi, chỉ có các cơ quan trong hệ tiêu hóa là vẫn làm việc để tiêu thụ tức ăn còn lại trong dạ dày, ruột,… đến gần sáng thì hệ tiêu hóa mới được nghỉ. Do vậy, nếu ăn sang quá sớm, hệ tiêu hóa chưa kịp nghỉ ngơi thì đã phải làm việc cho 1 chu trình mới. Đừng nghĩ ngủ dậy là phải ăn ngay lập tức. Hãy để cơ thể tỉnh táo, hệ tiêu hóa nghỉ ngơi và tới 7-8 giờ mới nên ăn. Đây cũng là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.

Nên uống một cốc nước ấm trước bữa sáng

Sau một đêm ngủ dậy, cơ thể thường thiếu nước, tốt nhất là nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể, bổ sung nước cho tế bào, giảm độ dính trong máu. Sau đó khoảng 20 đến 30 phút mới nên ăn sáng.

Không nên ăn quá no

Một bữa ăn sáng thích hợp sẽ tạo điều kiện cho nạp năng lượng trước khi bắt tay vào làm việc. Nhưng việc ăn quá nhiều thức ăn vào bữa sáng sẽ có tác dụng ngược lại. Ăn sáng quá no sẽ làm tăng nguy cơ tích lũy mỡ, hàm lượng cholesterol trong máu và lượng triglycercide trong huyết dịch tăng cao. Bà bầu lại càng không nên ăn quá no bởi dễ gây ợ chua, nôn ói khó chịu. Hãy ăn bữa sáng đủ chất nhưng không quá nhiều nhé.

3. Bữa sáng đủ dinh dưỡng cho bà bầu

Bữa sáng quá nhiều chất hoặc quá sơ sài khiến cơ thể thiếu chất trầm trọng dẫn tới nhiều hậu quả xấu. Thay vào đó mẹ bầu nên ăn theo chế độ dinh dưỡng cân bằng, ngoài những thực phẩm giàu protein cũng phải ăn đủ lượng trái cây và rau quả để đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra mẹ bầu cần chú ý những điểm sau để có được bữa sáng đủ dinh dưỡng.

Chất xơ

Mẹ bầu nên đảm bảo cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể để tránh chứng táo bón và bệnh trĩ. Chất xơ có nhiều trong trái cây và rau củ quả. Ngoài ra, trái cây còn là nguồn cung cấp vitamin A và C dồi dào. Các loại trái cây thích hợp cho mẹ bầu ăn sáng: chuối, cam, các loại dưa và táo.

Ngũ cốc

Ngũ cốc là thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu trong thai kỳ bởi nó cung cấp carbohydrate, bổ sung năng lượng cho cơ thể đồng thời còn là nguồn dồi dào chất sắt, vitamin B, axít folic và chất xơ. Mẹ bầu có thể ăn cháo yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt.

Protein

Phụ nữ mang thai thường rất dễ thiếu sắt. Để ngăn ngừa điều này, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt trong suốt cả ngày, bao gồm cả bữa sáng. Thịt, gia cầm hải sản, các loại đậu là nguồn cung cấp sắt và protein hoàn hảo.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo