• Trang chủ
  • > Sách
  • > Tiêm chủng cho bé
  • > Cách xử lý khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine 5in1 và những điều mẹ cần phải lưu ý
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cách xử lý khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine 5in1 và những điều mẹ cần phải lưu ý

Cách xử lý khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine 5in1 và những điều mẹ cần phải lưu ý

  • Tác giả:
  • Thể loại: Tiêm chủng cho bé
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bé em chích vaccine 5 in1 mũi 1 là mũi mở rộng. Cháu không bị sốc cũng không sốt. Vậy nếu chích mũi 2 cũng là mở rộng thì khả năng bị sốc thuốc hoặc sốt có không thưa bác sĩ .Và em có thể đổi mũi 2 sang mũi dịch vụ có được không. Tác dụng của thuốc có bị giảm không?

Theo BS Phạm Thị Xuân Linh, chuyên khoa Nhi, hệ thống phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.

Vacxin 5 IN 1(Vacxin Quinvaxem), là văcxin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi - viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B), được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.

Những điều bạn cần biết khi cho con tiêm ngừa vaccine:

1. Liệu có thể trì hoãn tiêm vắc xin? Và trì hoãn được bao lâu?

Cho con tham gia tiêm vắc xin đúng theo thời hạn của lịch tiêm chủng quốc gia luôn là lời khuyên tối ưu dành cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đúng là tiêm vắc xin có thể trì hoãn. Trên thực tế, số lượng trẻ sơ sinh được tiêm đúng ngày là không nhiều. Nếu trẻ chưa được tiêm, mẹ có thể cho bé tiêm lùi lại sau. Tuy nhiên nên nhớ đừng trì hoãn quá lâu và cần hỏi ý kiến bác sỹ cũng như thông báo thời gian muộn cụ thể của bé trước khi tiêm.

2. Tiêm vắc xin cho con xong khi về nhà trẻ sẽ có những phản ứng gì và làm thế nào để phòng tránh?

Khi đưa trẻ đi tiêm về, mẹ nên lưu ý cho bé uống bổ sung nhiều nước hơn bình thường, ngoài ra cần chú ý đo thân nhiệt trẻ. Những phản ứng bất lợi thường thấy là sốt, khóc quấy hay sưng vết tiêm.

3. Khi nào con không nên đi tiêm?

Khi sức khỏe của trẻ không đảm bảo hoặc đang mắc các vấn đề như cảm lạnh, sốt, chàm, phát ban, vàng da,... mẹ không nên đưa con đi tiêm chủng.

4. Nếu lần đầu tiêm vắc xin trẻ bị sốt thì mũi sau có sốt không, có nên đưa con đi tiêm tiếp không?

Làm cha mẹ, ai cũng rất lo lắng, xót xa khi con bị sốt, mệt mỏi sau tiêm. Tuy nhiên các mẹ không nên vì thế mà bỏ tiêm cho con. Việc trẻ bị sốt tùy thuộc vào nhiều yếu tố, do đó rất có thể mũi 1 con bị sốt nhưng mũi 2 sẽ không sốt nữa. Nói chung vẫn cần đưa con đi tiêm.

5. Xử lý thế nào khi con bị sốt sau tiêm?

Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39 độ C), kèm theo tình trạng quấy khóc. Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh. Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt.

Đối với trường hợp của con em, dù là chích nhắc lại nhưng khả năng sốt hay sốc vẫn có thể xảy ra  em ạ. Nên mình vẫn phải theo dõi sau mỗi lần chích ngừa.

Em hoàn toàn có thể chuyển từ thuốc dịch vụ sang mở rộng và ngược lại.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo