• Trang chủ
  • > Sách
  • > Nuôi con bằng sữa mẹ
  • > Cân nặng và sự phát triển trí não của trẻ: Yếu tố nào quan trọng hơn?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cân nặng và sự phát triển trí não của trẻ: Yếu tố nào quan trọng hơn?

Cân nặng và sự phát triển trí não của trẻ: Yếu tố nào quan trọng hơn?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 02/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Có một quan niệm sai lệch trong cộng đồng chúng ta là: "béo khoẻ". Thật ra không có mối liên hệ nào giữa "béo" và "khoẻ" cả, ở người lớn, cũng như ở trẻ nhỏ!

Có phải chăng vì thông lệ "cân, đo" là chủ yếu của các trung tâm khám nhi, khiến các bà mẹ lầm tưởng rằng đây là 2 tiêu chí tăng trưởng quan trọng nhất? Rồi dần dần nó cũng trở thành niềm tin của cộng đồng?

Ví dụ một trong những tiêu chí phát triển quan trọng nhất đối với con người là phát triển não, tuy nhiên việc này không thể thực hiện ở các trung tâm y tế khi thăm khám trẻ định kỳ được.

Theo kết quả nghiên cứu khoa học được công bố (có đăng trên vnexpress gần đây), não của trẻ 2 tuổi được bú mẹ 100% ít nhất 6 tháng, phát triển hơn 30% so với trẻ không được bú mẹ, đặc biệt ở phần não về phát triển ngôn ngữ.

Thế nên, nếu cần ưu tiên giữa có được não phát triển hơn 30%, với chiều cao và cân nặng hơn 30%, thì các mẹ sẽ đặt thứ tự ưu tiên thế nào?

Trong văn hoá Việt Nam, khi hỏi thăm về 1 đứa trẻ, chúng ta luôn luôn hỏi "bé được mấy kg rồi?" và bắt đầu so sánh bàn luận về thông tin này.

Ở một số cộng đồng nước ngoài mà tôi được tiếp cận và quan sát, người ta không hề hỏi và không bàn luận về số cân của trẻ, mà luôn hỏi "bé đã biết được, làm được gì rồi?" và họ bàn luận ở tháng tuổi đó những cột mốc "sensor-motor" cảm nhận - cử động nào là quan trọng và cách bố mẹ chơi những trò chơi đơn giản nhất để giúp bé phát triển tối ưu về các khả năng mới đó. Ví dụ, ở tháng nào trò chuyện ê a với con là tốt nhất, ở tháng nào trò chơi cầm nắm, vỗ tay là tốt nhất!

Ngoài ra sữa mẹ còn là thức ăn DUY NHẤT giúp phát triển TỐI ƯU các hệ khác: hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ miễn nhiễm, hocmon và các cơ chế vận hành khác của cơ thể người..., giúp con người sống khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần.

(CG Betibuti)

Bạn nên đọc
Quảng cáo