• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kiêng cữ trong thai kỳ
  • > Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kiêng cữ trong thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Từ 18 tuổi đến 40 tuổi được gọi là giai đoạn sinh sản ở phụ nữ, việc sinh con thường được thực hiện trong giai đoạn này. Để có được tình trạng sức khoẻ sinh sản tốt, đảm bảo sinh con thuận lợi, khoẻ mạnh, cần ưu tiên những biện pháp chăm sóc sức khoẻ trong giai đoạn này như sau.

1. Không nên hút thuốc lá 

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nan y cho mọi đối tượng dù là nam hay nữ, dù là hút thuốc lá chủ động hay thụ động. Với những người trong độ tuổi sinh sản, sẽ sớm thụ thai và sinh con, cần nghiêm cấm việc hút thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ người mẹ lẫn đứa trẻ tương lai. Hút thuốc còn có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của cả nam lẫn nữ.

Nếu đang hút nên bỏ càng sớm, có như vậy thì mới hạn chế được những căn bệnh nan y, nhất là ung thư phổi, thực quản, tuyến tụy, bàng quang và cổ tử cung cũng như các bệnh về tim mạch. Sau khi bỏ thuốc, nên để 6 tháng sau mới thụ thai. Trước khi mang thai cũng cần thay đổi lối sống, lối sinh hoạt trong gia đình, đề nghị người chồng, người thân trong gia đình không hút thuốc. 

2. Có chế độ ăn uống lành mạnh 
        
Ăn uống tốt không chỉ giúp cho mẹ đảm bảo sức khoẻ mà còn có tác động tới em bé sắp ra đời. Nên hạn chế mỡ, đường, tăng cường rau xanh trái cây, nên ăn nhiều thực phẩm dạng hạt nguyên chất, giàu canxi. Đây là nhóm thực phẩm tốt cho sức khoẻ sản phụ, đặc biệt cho xương và hạn chế bệnh nan y cho con người. Riêng canxi nên bổ sung ở mức từ 1.000- 1.500mg/ngày thông qua thực phẩm, nên hạn chế uống các viên bổ sung canxi. 

3. Luyện tập thường xuyên 

Trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ nên duy trì cuộc sống năng động, luyện tập thường xuyên. Ít vận động không chỉ làm phụ nữ dễ thừa cân, béo phì mà còn ít nhiều gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai. Trung bình mỗi ngày nên luyện tập chừng 30 phút. Có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga,… hạn chế cuộc sống tĩnh tại, nên áp dụng cách đi bộ thay vì dùng các phương tiện giao thông. Làm việc nhà cũng giúp cơ thể năng động, tích cực hơn.

4. Tình dục an toàn 

Trong giai đoạn sinh đẻ, nhu cầu cũng như hoạt động tình dục ở phụ nữ thường cao hơn so với những giai đoạn khác và cũng là giai đoạn dễ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục hơn, vì vậy để đảm bảo sức khoẻ sinh sản, phụ nữ nên: 

- Suy nghĩ trước khi có mối quan hệ với bạn tình mới, nên duy trì cuộc sống tình dục chung thủy một vợ một chồng.

- Nên áp dụng biện pháp an toàn như dùng bao cao su.

- Hằng năm, làm các phép thử test kiểm tra nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục để có phương án phòng ngừa thích hợp.

5. Hạn chế rượu bia 

Trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ không nên dùng rượu, bia. So với nam giới, ở phụ nữ rượu bia tác hại cao hơn, bởi khả năng chuyển hóa rượu bia trong cơ thể phụ nữ kém hơn đàn ông, dễ mắc các chứng bệnh nan y như cao huyết áp, béo phì, thiếu máu, suy dinh dưỡng và đột quỵ. Nếu mang thai, uống rượu bia sẽ rất gây hại cho quá trình phát triển trí tuệ của đứa trẻ tương lai.

6. Kiểm tra sức khỏe định kì 

Hàng tháng nên tự kiểm tra bầu vú, nếu có những thay đổi bất thường cần phải đi khám. Bác sĩ có thể làm một phép thử nghiệm, chụp X – quang và đưa ra những khuyến cáo cần thiết. Phụ nữ từ 40 tuổi nếu gia đình có người mắc bệnh thì nên có kế hoạch khám càng sớm càng tốt. 

7. Lên kế hoạch sinh con

Sinh con là một việc lớn trong cuộc đời người phụ nữ, nên có kế hoạch cụ thể từ trước, không nên để "lỡ nên đẻ".

Việc sinh con là một bản năng nhưng cũng cần rất nhiều sự chuẩn bị, từ tài chính, tâm lý cho tới gia đình. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên lên kế hoạch từ việc chuẩn bị sinh con, mang thai cho đến nuôi con. Nên tham khảo và xin tư vấn, khám chữa bệnh cũng như những điều cần làm nhằm hạn chế các biến chứng, rủi ro khi mang thai, khi sinh lẫn giai đoạn nuôi con sau này. 

Việc sinh con cần có sự bàn bạc, đồng ý từ các thành viên trong gia đình, không nên một mình người phụ nữ làm mà không cần ý kiến của người khác. Sinh một đứa con ra không phải là hết, mà sau đó là hàng chục năng nuôi nấng, dạy dỗ. 

8. Làm các xét nghiệm cần thiết 
        
Theo khuyên cáo ở độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ nên làm 5 xét nghiệm dưới đây: 

- Xét nghiệm để biết mức độ hồng cầu số lượng cụ thể các tế bào máu đỏ, máu trắng và tiểu cầu. 

- Xét nghiệm cholesterol: để biết mức độ mỡ máu (cholesterol) chỉ số cholesterol toàn phần nên ở mức dưới 200, trên 239 được xem là cao, bắt đầu tăng các rủi ro mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp. 

- Xét nghiệm đường huyết: mức đường huyết tốt nhất là từ 70 – 110mg/dl. Cao hơn mức này rủi ro mắc bênh tiểu đường bắt đầu tăng, nhất là rủi ro mắc bệnh tiểu đường thai kì.

- Xét nhiệm Bilirubin: để biết tình trạnge của gan hoặc nguy cơ tắc nghẽn đường dẫn mật. Mức Bilirubin tối ưu từ 0,1 – 0,2mg/dl, quá cao có thể gây bệnh vàng da. 

- Xét nghiệm canxi: mức tối ưu của cơ thể là từ 9 – 10,5mg/dl. Đây là khoáng chất rất cần cho xương răng và cho chức năng thần kinh, cơ bắp. Nếu canxi thấp chứng tỏ khả năng hấp thụ canxi của hệ thống tiêu hóa kém.

9. Tránh xa stress

Tránh xa stress sẽ giúp cho cơ thể đỡ căng thẳng và đảm bảo cho việc thụ thai, mang thai và sinh con được thuận lợi. Muốn giảm stress hiệu quả mẹ nên: 

- Ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập; 

- Nên có bạn bè tâm giao để trao đổi, giải tỏa những điều bản thân trăn trở; - Duy trì cuộc sống cách làm việc khoa học, hiệu quả, nên có kế hoạch cụ thể cho từng công việc, từng ngày và từng giai đoạn.

Bạn nên đọc
Quảng cáo