• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuẩn bị cho thụ thai
  • > Chuẩn bị sức khỏe và tiêm phòng trước khi mang thai, mẹ nào cũng nên biết
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Chuẩn bị sức khỏe và tiêm phòng trước khi mang thai, mẹ nào cũng nên biết

Chuẩn bị sức khỏe và tiêm phòng trước khi mang thai, mẹ nào cũng nên biết

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuẩn bị cho thụ thai
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Sinh con là một quyết định lớn của bất kỳ cặp vợ chồng nào, là một bước ngoặt trong đời sống vợ chồng. Cuộc sống gia đình bạn sẽ bước sang một cung bậc khác vì vậy bạn cũng nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi có ý định sinh con.

1. Chuẩn bị sức khỏe

Tất nhiên là chúng ta không cần tập luyện nghiêm ngặt, ăn uống chặt chẽ để có "bụng 6 múi" hay là thân hình thật hoàn hảo, mà chúng ta chỉ chuẩn bị sao cho cơ thể ở điều kiện thuận lợi nhất để thụ thai cũng như đủ sức khoẻ nuôi dưỡng thai nhi suốt 9 tháng 10 ngày.

Khám sức khỏe tổng quát: Cả hai vợ chồng nên khám sức khỏe tổng quát trước khi có ý định mang bầu. Hai người cần được kiểm tra tình hình sức khỏe cá nhân về các bệnh mãn tính, bệnh di truyền, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiền sử gia đình có bệnh lý di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể (hội chứng down...), bệnh máu khó đông, thiếu máu hồng cầu liềm, xơ nang, bệnh tim, khuyết tật ống thần kinh...

Tuỳ theo kết quả khám bệnh, bác sĩ sẽ nói cho cha mẹ những lời khuyên hợp lý, có thể cha mẹ cũng sẽ phải ngưng một số loại thuốc đang sử dụng trước một khoảng thời gian nhất định.
  
Tiêm phòng: Mẹ sẽ cần làm một số xét nghiệm và tiêm phòng trước một số bệnh thường gặp như Rubella, thủy đậu, cúm mùa… Những bệnh đơn giản như cảm cúm sẽ không gây hậu quả gì đối với người bình thường nhưng nếu bà bầu mắc phải sẽ rất có thể dẫn đến những dị tật cho thai nhi về sau, mẹ không nên xem thường. Lịch tiêm phòng được khuyến nghị cho những người sắp mang thai và bà bầu như sau:

Rubella: Tốt nhất là 6 tháng trước khi mang bầu.

Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu.

Cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai.

Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được.

Trong khi mang thai:

Uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng.

Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm).

Khám răng miệng: Trong thời gian mang thai, bà bầu phải hạn chế dùng thuốc, nên nếu mẹ có những vấn đề về răng miệng thì rất có thể sẽ không chữa trị được do phải tránh cho thai nhi. Vì vậy những vấn đề sâu răng, viêm lợi hay viêm nướu phải được chữa trị hoàn toàn trước khi mang bầu.

Bỏ hoặc hạn chế dùng những chất kích thích: Nếu 2 vợ chồng xác định sẽ có em bé trong thời gian sắp tới thì cả hai vợ chồng nên tránh xa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… Bởi những chất kích thích này có thể làm giảm lượng tinh trùng dẫn đến khó thụ thai, hoặc nếu như có thụ thai thì thai nhi cũng không được khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu tiên.

Bổ sung axit folic: Các bác sĩ đều khuyến cáo nên uống 400 microgram axit mỗi ngày trong suốt 3 tháng trước khi có bầu. Axit foclic sẽ giúp ngăn ngừa được một số dị tật bẩm sinh do thiếu nguyên tố này như dị thật ống thần kinh, nứt đốt sống… Ngoài ra có một số thực phẩm giàu axit folic như rau chân vịt, súp lơ xanh, thịt bò, quả óc chó… mẹ cũng có thể bổ sung thêm.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt: Để cơ thể mẹ ở tình trạng tốt nhất, sẵn sàng nhất cho việc thụ thai và nuôi dưỡng em bé trong 9 tháng 10 ngày, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm tươi sống, giàu dưỡng chất để cơ thể mình được khỏe mạnh và đầy đủ các vi chất cần thiết đồng thời tránh những hoá chất bảo quản. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh ăn uống mẹ cũng nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế thức khuya hay những việc khiến mẹ mệt mỏi, không được bỏ bữa. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái sẽ giúp mẹ thụ thai tốt hơn. Mẹ cũng nên tạo thói quen vận động, tập thể dục mỗi ngày và duy trì ngay cả khi đã có bầu.

Dừng sử dụng các dụng cụ tránh thai: Nếu mẹ đang sử dụng thuốc tránh thai, hãy chấm dứt sử dụng thuốc nếu muốn có em bé. Thông thường sau khi mẹ ngừng thuốc chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ bất thường vài tháng. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên dùng bao cao su đến khi kinh nguyệt trở về bình thường, đều đặn để dễ theo dõi chu kỳ, canh ngày rụng trứng nhằm tăng khả năng thụ thai.

2. Chuẩn bị tài chính

Chắc hẳn mẹ cũng từng nghe câu nói dân gian “Hai vợ chồng son thêm đứa con thành bốn” để mẹ cũng hình dung được chi phí trong gia đình sẽ trội lên đáng kể. Trong thời gian mang thai những chi phí như khám thai định kỳ, bổ sung vitamin, chế độ ăn uống cũng đều cao hơn nhiều so với cuộc sống chỉ có hai vợ chồng. Chưa kể khi sinh con mẹ sẽ nghỉ, kinh tế gia đình cũng sẽ giảm đáng kể. Vì vậy cha mẹ hãy lên kế hoạch về tài chính một cách thận trọng, đặt ra số tiền cần có được để lo cho thai kỳ và sinh bé. Không nên có tư tưởng "trời sinh voi sinh cỏ", không lo lắng gì. Một số gợi ý để cha mẹ chuẩn bị về tài chính như sau:

Hạn chế và giảm bớt các khoản chi tiêu có thể tiết giảm như đi ăn uống ngoài nhà hàng, du lịch, vui chơi với bạn bè…

Lựa chọn và mua bảo hiểm có lợi ích như Bảo hiểm thai sản.

Tìm cách tăng thu nhập thông qua những việc làm thêm ngoài thời gian ở cơ quan hoặc nhận làm cộng tác viên, kinh doanh… để tăng thêm thu nhập.

Không sắm quá nhiều đồ bầu mà nên tận dụng tối đa các loại quần áo có sẵn của mình để mặc ở nhà. Khi đi làm, có thể mua đầm bầu để mặc nhưng với số lượng có giới hạn, tránh việc chạy theo thời trang.

Mua đồ cho bé có kiểm soát: mẹ nên lập ra một danh sách chi tiết và cụ thể những vật dụng cần mua để phục vụ cho việc sinh nở. Những thứ như quần áo trẻ sơ sinh, nếu người thân, hoặc bạn bè đã sinh con trước đó và có sẵn thì có thể dùng mặc lại cho bé mà không nhất thiết phải mua mới.

3. Chuẩn bị tinh thần

Khi quyết định có thêm một đứa con cũng đồng nghĩa là mẹ sẽ phải chăm sóc, nuôi dưỡng và có trách nhiệm với sinh linh bé bỏng ấy. Nuôi con không hề dễ dàng, nó đòi hỏi không chỉ thời gian, công sức mà cả sự kiên nhẫn và kiến thức. Mẹ đã sẵn sàng để đối mặt với những thay đổi đó chưa? 

Mẹ đã nghĩ đến phương án để có thể cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc chưa? Tài chính của gia đình cho phép mẹ nghỉ ở nhà chăm con bao nhiêu tháng, sau thời gian này thì việc chăm sóc bé có đảm bảo không? 

Trong thời gian mang bầu những thay đổi về cơ thể, tâm sinh lý cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng bạn, vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần cho cả hai vợ chồng. Sau khi bé ra đời, cuộc sống sẽ bận rộn hơn nhiều, không chỉ người mẹ mà người cha cũng sẽ có những thời điểm "kiệt sức", cha đã sẵn sàng cho chặng đường dài này chưa?

Hi vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp cho các bạn và gia đình chuẩn bị kỹ càng hơn cho việc chào đón một thành viên mới.  

Bạn nên đọc
Quảng cáo