• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh trẻ em thường gặp
  • > Chứng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Chứng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Chứng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh trẻ em thường gặp
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bệnh về đường hô hấp là một bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em và ngay cả người lớn là do virus, điều này cũng có nghĩa là thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa khỏi bệnh. Trẻ sẽ tự khỏi khi hết vòng đời của virus và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ vẫn chưa có những kiến thức chính xác để xác định nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn để có hướng điều trị. Do đó, những thông tin sau đây có thể giúp ích cho mẹ.

Triệu chứng của viêm đường hô hấp

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp gần giống với triệu chứng của bệnh cảm lạnh bao gồm:

  • Chảy dịch có kèm sưng niêm mạc trong khe mũi khiến bé bị ngạt mũi.
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm giác chán ăn.
  • Khó chịu trong người và hay cáu gắt.

Với một số trẻ sơ sinh có thể xảy ra sự nhiễm trùng do bị bội nhiễm với các triệu chứng tiêu biểu như:

  • Thở gấp.
  • Ho kéo đờm, thở khò khè.
  • Ngủ li bì, và có hiện tượng thiếu nước.
  • Vùng da xung quanh miệng chuyển màu hơi xanh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp là do virus và nếu để lâu có thể gây bội nhiễm khiến bé bị viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi… Đối với các bé sinh non (do phổi chưa được hoàn thiện trong bào thai) và chưa được nhận đầy đủ các kháng thể cần thiết để “đánh bại” virus gây bệnh nên nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn các bé khác.

Cũng giống như các bệnh do virus khác, nếu bé tiếp xúc với người bệnh đều có thể lây bệnh do virus lan truyền trong không khí. Thông thường, sau 3-5 ngày bé sẽ tự khỏi mà không cần bất cứ can thiệp nào.

Phương pháp điều trị

Việc điều trị viêm đường hô hấp trên bằng thuốc thông thường sẽ không cần thiết, tuy nhiên để bé không cảm thấy quá khó chịu mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:

Nhỏ nước muối sinh lý, nếu bé nhiều nước mũi mẹ có thể hút hết phần dịch này bằng các dụng cụ hút mũi cũng giúp bé dễ thở hơn.

Sử dụng các thiết bị phun sương tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé, lượng không khí ẩm này giúp làm sạch mũi cho bé.

Bôi thuốc mỡ xung quanh vành mũi, tránh mũi bị nẻ và khô rát.

Tăng nhiệt độ phòng ngủ cũng giúp bé thở dễ dàng hơn.

Một số loại thực phẩm giúp bé mau khỏi cảm lạnh như: nước luộc gà, các loại rau quả giàu vitamin C… cũng được khuyên nên thêm vào thực đơn nếu bé đã ăn dặm. Với các bé chưa ăn dặm, mẹ nên cho bé uống sữa ấm và chia nhỏ các bữa ăn.

Nếu trong trường hợp bé bị nặng hơn, có dấu hiệu viêm phế quản, viêm phổi hay viêm tai… mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp. Đôi khi sẽ phải hỗ trợ bằng thở oxy hoặc xông thuốc để giúp bé thở dễ dàng hơn.

Phòng ngừa chứng viêm đường hô hấp

Chúng ta đều biết “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và sau đây là một vài lời khuyên giúp bé “phòng bệnh” một cách hiệu quả:

Để bé được bú mẹ lâu nhất có thể.

Rửa tay cho bé sạch sẽ sau khi đi ra ngoài và trước khi ăn.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của bé…

Hạn chế để bé tiếp xúc với những người đang bị bệnh.

Hạn chế đưa bé đến những nơi công cộng như: khu vui chơi, siêu thị... khi đang vào mùa cao điểm về chứng bệnh viêm đường hô hấp.

Để bé tránh xa khói thuốc lá.

Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu sau:

Bé bị khó thở hoặc dối loạn nhịp thở (nhanh hơn hoặc chậm hơn), thở khò khè và có hiện tượng co rút lồng ngực.

Bé không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh sau 4-5 ngày.

Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bé vào những ngày thời tiết thất thường này mẹ nhé!

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo