• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Dấu hiệu cảnh báo suy dinh dưỡng ở trẻ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Dấu hiệu cảnh báo suy dinh dưỡng ở trẻ

Dấu hiệu cảnh báo suy dinh dưỡng ở trẻ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 04/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Sẽ có những giai đoạn bạn cảm thấy buồn phiền về tình trạng suy dinh dưỡng của con mình, bé thật kén ăn hay ăn một lượng rất ít đều khiến bạn lo lắng. Tại Mỹ đã thống kê được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có nguyên nhân chủ yếu do sự mất cân bằng bữa ăn hoặc ăn quá ít hoặc quá nhiều.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các khuyết tật hay thậm chí là tử vong ở trẻ em. Bên cạnh đó, việc thừa dinh dưỡng là hậu quả của việc ăn quá nhiều đồ ăn nhưng lại thiếu các loại vitiamin và khoáng chất cần thiết, không vận động cơ thể. Những trẻ mắc các chứng bệnh tiêu hoá (như bệnh celiac - một loại bệnh không dung nạp gluten có trong ngũ cốc) hoặc không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cũng có thể bị suy dinh dưỡng. Những đứa trẻ bị mắc chứng xơ nang cũng sẽ gặp khó khăn khiến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, do chứng bệnh này thường ảnh hưởng đến tuyến tụy - cơ quan sản xuất ra các loại enzim cần thiết cho việc tiêu hoá thức ăn.

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng khi chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khoẻ cho các hoạt động bình thường và phát triển của trẻ. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến rất nhiều đến sinh hoạt của trẻ, tùy từng mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, khi suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình sẽ không có triệu chứng gì nên hay bị bỏ qua.

Không nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết (còn được gọi là sự thiếu hụt dinh dưỡng) chính là một dạng của suy dinh dưỡng nhưng điều này không thể khẳng định đứa trẻ sẽ bị bệnh nặng. Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO thì suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Cũng theo ước tính của WHO, hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỷ người đang trong tình trạng thiếu sắt, vitamin A và kẽm. Khi trẻ em bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy yếu, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn. Với những trẻ bị suy dinh dưỡng khi đang trong độ tuổi từ 13-19 (bao gồm cả những trẻ bị rối loạn tiêu hóa) thường có nguy cơ bị loãng xương. Trong trường hợp, suy dinh dưỡng nặng trẻ còn phải đối mặt với các bệnh về tim mạch hoặc các bệnh lý về các cơ quan khác. Nếu những đứa trẻ này không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các khuyết tật về thể chất cũng như tinh thần, nặng hơn là tử vong.
        
Trẻ suy dinh dưỡng thường có giác quan kém nhạy bén, hệ miễn dịch suy giảm và tuổi thọ ngắn. Đôi khi còn có các vấn đề về tinh thần như: tính khí thất thường hay lo lắng, các triệu trứng của bệnh tâm thần. Ngoài ra, để nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không có thể quan sát các triệu trứng bên ngoài như sau:

Dễ dàng bị bầm tím.

Có các nốt phát ban trên cơ thể.

Thay đổi sắc tố da.

Da bị tái xanh, có vẻ dày hơn hoặc khô.

Tóc mỏng và dễ gãy rụng.

Đau nhức các khớp.

Có hiện tượng sưng phồng, teo lại hoặc nứt nơi vùng lưỡi.

Chảy máu quanh nướu răng.

Bị quáng gà.

Nhạy cảm với ánh sáng.

Xương mềm và dễ gãy.

Cơ bắp hay bị co giật.

Bướu cổ (đôi khi là cả vùng tuyến giáp).

Mệt mỏi, chóng mặt.

Phản xạ thiếu nhạy bén.

Nếu con bạn những triệu trứng này hãy tham khảo ý khiến của bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời, đặc biệt trong các trường hợp thấy trẻ có những thay đổi bất thường như: ngất xỉu, rụng tóc ngày càng nhiều, gần như không lớn lên, thiếu cân nặng trầm trọng, với bé gái không có các dấu hiệu dậy thì hoặc bỗng nhiên dừng kinh nguyệt…

Bạn nên đọc
Quảng cáo