- Trang chủ
- > Sách
- > Phát triển trí tuệ và nhận thức
- > Để giúp bé PHÁT TRIỂN TƯ DUY từ nhỏ, cha mẹ nên làm những điều này cho con
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Để giúp bé PHÁT TRIỂN TƯ DUY từ nhỏ, cha mẹ nên làm những điều này cho con
- Tác giả:
- Thể loại: Phát triển trí tuệ và nhận thức
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 05/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Có nhiều cách giúp bé phát triển tư duy logic thông qua các trò chơi, các bài học vừa với lứa tuổi, nhưng cách đơn giản nhất mà cha mẹ có thể thực hiện hàng ngày là nói chuyện với bé. Thông qua những câu hỏi mang tính phân tích, cha mẹ giúp bé nhận ra thế giới muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng nhằm chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống sau này.
Cha mẹ hãy tham khảo một số cách có thể giúp bé phát triển tư duy logic trong giai đoạn này nhé.
1. Vì sao con biết?
Khi bé đưa ra nhận xét của bé về một sự vật, sự việc nào đó, cha mẹ hãy hỏi bé nguyên nhân bé đưa ra nhận xét hay suy nghĩ đó. Ví dụ: bé nhìn trời và nói là trời sắp mưa, mẹ hãy hỏi bé "tại sao con biết". Bé nói là món đồ chơi của bạn nào đó bị hư rồi, mẹ hãy hỏi bé "vì sao con biết".
Tất nhiên bé chưa thể trả lời mẹ rõ ràng, đầy đủ lý lẽ được, mà đôi khi lý do bé đưa ra hoàn toàn không hợp lý, nhưng đó là suy nghĩ của chính bé. Khi mẹ hỏi bé về nguyên nhân bé đưa ra nhận xét nào đó, mẹ đã cổ vũ bé suy nghĩ và lựa chọn lý do phù hợp cho nhận xét đó, và diễn đạt những ý nghĩ của bé cho người khác một cách rõ ràng. Luyện tập cả 2 kỹ năng này sẽ khuyến khích khả năng hiểu sâu và thói quên suy nghĩ mọi việc tới nơi tới chốn.
2. Đặt những câu hỏi mở cho bé
Những câu hỏi mở nghĩa là những câu hỏi mà không có 1 đáp án đúng, ví dụ như: nếu con là con cua thì con sẽ đi chơi ở đâu? Hãy tạo thói quen đặt cho bé những câu hỏi mở và không có đáp án chính xác mà chính mẹ cũng không hề có câu trả lời sẵn. Mỗi câu hỏi sẽ là một cơ hội cho bé tự do suy nghĩ và tưởng tượng. Cha mẹ đừng hạn chế những suy nghĩ và câu trả lời của bé. Không có gì là đúng hay sai trong suy nghĩ của bé cả.
3. Khuyến khích bé hỏi
Khi bé không biết hay không hiểu một khái niệm, một đồ vật nào đó, bé sẽ hỏi cha mẹ hoặc những người lớn. Nhiều người lớn không thích thú khi bé hỏi quá nhiều, nhưng mẹ có biết rằng ở độ tuổi này, bé có thể hỏi tới hàng trăm câu hỏi mỗi ngày. Đó có thể là hàng trăm cơ hội học hỏi cho bé, cũng có thể là hàng trăm lần bé bị người lớn làm cho thất vọng, hụt hẫng.
Khi bé hỏi, có thể câu hỏi không rõ ràng, cha mẹ chưa hiểu bé muốn nói đến cái gì, hãy hỏi lại bé: Mẹ chưa hiểu những gì con vừa nói lắm. Con có thể nói lại bằng cách khác có được không?
Sau khi giải đáp cho bé, cha mẹ đừng quên khuyến khích bé tiếp tục hỏi: bố rất mừng là con đã hỏi bố. Sau này nếu con còn có điều gì không hiểu thì hãy hỏi bố nữa nhé.
4. Khuyến khích bé nói thêm
Khi bé kể cho mẹ về sự vật sự việc nào đó, cha mẹ hãy hết sức chú ý lắng nghe, đồng thời hãy khuyến khích bé nói thêm, kể thêm, khuyến khích bé suy nghĩ sâu hơn:
Con nói thêm về chuyện đó nữa đi, con còn nghĩ gì nữa?
Con nghĩ thế nào về chuyện đó? Tại sao nó lại tốt/xâu, buồn/vui, đáng sợ hay không?
Chuyện gì có thể xảy ra tiếp theo nhỉ?
Con thích phần nào nhất? Tại sao lại thế?
Khuyến khích bé kể nhiều hơn cũng là khuyến khích bé mở rộng và đào sâu các ý tưởng, không những giúp bé suy nghĩ thêm cẩn thận về chủ đề hiện tại, mà nó còn khuyến khích sự quan tâm, sáng tạo và khả năng phân tích.
5. Khen ngợi bé về những suy nghĩ của bé
Như đã lấy ví dụ ở trên, khi cha mẹ hỏi bé những câu hỏi mở, ví dụ: nếu con là con cua thì con sẽ đi chơi ở đâu, dù bé có trả lời như thế nào thì cha mẹ hãy khen ngợi bé bởi bé đã tư duy rất tích cực, dành thời gian ngẫm nghĩ về điều cha mẹ hỏi. Hãy khen ngợi và khuyến khích bé tiếp tục cố gắng như vậy.
Đừng bao giờ nghĩ rằng trí thông minh là do di truyền, còn chúng ta chẳng làm gì được. Ngoài việc chăm sóc con thật tốt từng bữa ăn, giấc ngủ, việc cha mẹ dạy con cũng rất quan trọng đấy nhé. Hãy giúp con có một tuổi thơ đầy trải nghiệm và một sự phát triển thật hoàn hảo nhé.
Những hoạt động vui chơi giúp thúc đẩy kỹ năng nói
Trò chơi kích thích phát triển trí não cho trẻ tập đi
Mắc phải những thói quen xấu này từ nhỏ, trẻ lớn lên kém thông minh rõ rệt
Những trò chơi phát triển trí tuệ tốt nhất cho bé 3 - 4 tuổi
Những điều cần biết về đồ chơi trẻ em