- Trang chủ
- > Sách
- > Tìm thông tin thuốc
- > Dùng thuốc hạ sốt cho bé như nào?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Dùng thuốc hạ sốt cho bé như nào?
- Tác giả:
- Thể loại: Tìm thông tin thuốc
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Có bao nhiêu loại?
Thuốc hạ sốt trên thị trường có nhiều loại. Nhưng chung quy loại, có 3 thuốc chính: paracetamol, ibuprofen và axit salicylic.
Phổ thông nhất là paracetamol. Thuốc này hàng nội cũng có, hàng ngoại cũng có, khá đa dạng. Paracetamol hàng tốt thì có công hiệu hạ sốt tốt và kéo giãn cơn sốt thưa hơn. Còn nếu hàng có chất lượng trung bình thì hiệu lực hạ sốt kém hơn, cơn sốt đến mau hơn hoặc phải uống liều cao mới có tác dụng.
Paracetmol bào chế cho trẻ em có 3 dạng chính: dạng gói bột hòa tan là phổ thông nhất, dạng viên đạn nhét hậu môn cũng khá dễ tìm, dạng nữa là thuốc siro. Dạng viên nén không bào chế cho trẻ em.
Các thuốc khác như ibuprofen và axit salycylic ít bào chế cho trẻ em. Axit salicylic chỉ bào chế dạng viên nén, trẻ 6 tuổi trở lên mới dùng được. Ibuprofen vừa có dạng viên nén, vừa có dạng siro. Dạng siro dùng được cho trẻ em.
Thuốc nào hạ sốt tốt nhất?
Xét về công dụng hạ sốt thì paracetamol là thuốc có tác dụng hạ sốt mạnh nhất. Các thuốc còn lại như ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt nhưng hiệu lực kém hơn. Bù lại, chúng có các tác dụng khác mà paracetamol không có.
Thuốc ibuprofen có tác dụng giảm đau mạnh. Vì thế nếu một trẻ em vừa sốt cao lại vừa có đau đầu, đau họng, đau khớp thì dùng dạng thuốc này khá là thích hợp. Thuốc axit salicylic có tác dụng hạ sốt trung bình, giảm đau trung bình và chống ngưng tập tiểu cầu tốt. Vì thế, những bệnh nhân trẻ em có rối loạn đông máu dạng tăng hình thành cục máu đông, lại có sốt cao thì dùng dạng thuốc này khá tốt. Trẻ nào vừa có sốt cao lại vừa có đau khớp thì axit salicylic là một lựa chọn đáng tin cậy thay thế cho ibuprofen.
Khi không hạ sốt được thì làm thế nào?
Nhiều nhân viên y tế, nhiều bà mẹ có quan niệm khi không hạ sốt được thì trộn 2 loại thuốc khác nhau vào với nhau. Hy vọng rằng loại này bù cho loại kia. Lại có gia đình, do sốt quá cao, cứ 3-4h lại sốt 1 lần, uống liên miên 2 ngày không dứt, lo quá, cho uống paracetamol rồi lại xen kẽ với ibuprofen. Những mong muốn hạ sốt tốt hơn và tác dụng phụ giảm đi. Thực tế, tất cả nhóm thuốc này đều gây kích ứng niêm mạc dạ dày và đều gây viêm gan. Thay thuốc gây viêm gan này bằng một thuốc viêm gan khác không làm giảm tác dụng phụ của thuốc hạ sốt gây ra, vì vậy, việc đổi thuốc hoặc xen kẽ thuốc ít có ý nghĩa.
Lúc này, chiến lược điều trị cần tập trung vào xác định đúng nguyên nhân và dùng thuốc đủ liều nếu cần thiết. Vì thuốc hạ sốt chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, nguyên nhân vẫn còn thì sốt không thể hạ. Mặt khác, khi dùng thuốc hạ sốt rồi nhưng vẫn sốt cao, có thể tăng liều thuốc hạ sốt đến liều tối đa theo khối lượng cơ thể.
Lựa chọn dạng thuốc nào?
Trong các loại thuốc này, thuốc đạn nhét hậu môn là dễ dùng nhất. Chỉ cần bóc ra, nhét vào lỗ hậu môn, nhét đầu nhọn vào trước, qua cửa hậu môn là xong. Nhưng nhược điểm là dùng một vài lần liên tục, hậu môn sẽ đỏ rát. Và thêm nữa, những bệnh nhân bị tiêu chảy không dùng được vì dùng vào rồi lại bị tống ra trước khi thuốc ngấm. Thuốc viên đạn cũng khó chia liều nếu chẳng may bé ở cân nặng dở dang. Vì thuốc chỉ bào chế dưới dạng 3 hàm lượng: 80mg, 150mg và 300mg. Những liều lượng ở giữa sẽ không có thuốc điều trị mà phải bẻ viên thuốc ra dùng hoặc sẽ phải dùng thấp liều hơn liều mong muốn.
Dạng thuốc thứ 2 là dạng thuốc gói. Thuốc này tiện dùng, có thể chia liều đa dạng như mong muốn. Dùng đến đâu hết đến đấy, giá thành thấp. Nhưng nhược điểm là vị thuốc hơi hăng mà nếu không uống quen sẽ nôn trớ. Đây là hiện tượng phổ thông trong điều trị. Thuốc đã được bào chế dưới dạng có vị cam hoặc dâu cho dễ uống nhưng cũng không dễ nuốt với trẻ nhạy cảm.
Dạng thuốc thứ 3 là thuốc siro. Thuốc này dễ uống, chia liều mọi đối tượng vì thuốc được tính theo mililit, dùng dễ, vị ngọt, khử mùi tốt. Dạng thuốc này khá tốt trong điều trị vì dễ được các em bé chấp nhận. Nhưng nhược điểm là giá thành cao, mở nắp ra chỉ dùng được 1 đợt điều trị, thuốc không để được quá 30 ngày tính từ khi mở nắp (tùy thuộc vào công ty).
Lưu ý khi dùng
Thuốc hạ sốt thường hạ sốt ngay sau 30 phút từ khi uống. Trong trường hợp sốt cao, thời gian hạ sốt phải mất 60-90 phút. Cơn sốt tái phát vào thời điểm 4-6h sau đó tùy từng trường hợp. Khi em bé uống thuốc hạ sốt mà nôn trớ trong thời gian ngắn thì bà mẹ cần phải cho uống lặp lại một liều như cũ.
Khi hạ sốt không hiệu quả, không nên chỉ dùng thuốc hạ sốt đơn thuần mà cần xác định nguyên nhân để dùng các thuốc phối hợp. Sốt từ 2 ngày, sốt cao, sốt co giật, sốt có xuất huyết, phát ban, sốt kèm theo các dấu hiệu khác thì cần phải cho bé khám bác sỹ đẻ điều trị an toàn và hiệu quả.
BS. Yên Lâm Phúc