• Trang chủ
  • > Sách
  • > Dành cho bố
  • > Hiểu rõ những biến đổi tâm lý khi mang thai: Chồng sẽ phải cảm thông và yêu chiều vợ hơn.
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Hiểu rõ những biến đổi tâm lý khi mang thai: Chồng sẽ phải cảm thông và yêu chiều vợ hơn.

Hiểu rõ những biến đổi tâm lý khi mang thai: Chồng sẽ phải cảm thông và yêu chiều vợ hơn.

  • Tác giả:
  • Thể loại: Dành cho bố
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Dù có thể đã chuẩn bị tinh thần và chờ đợi cho việc mang thai nhưng khi có những dấu hiệu đầu tiên, mẹ vẫn có một cảm giác hồi hộp rất khó tả. Và khi biết chắc chắn mình có thai, mẹ lúc này sẽ thấy mình rất “vĩ đại” và tự hào nhưng theo đó cũng là những nỗi lo khi sắp bước vào “cuộc chiến” gian khó mà chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới khiến mẹ chịu đựng được như vậy.

Giai đoạn đầu thai kỳ

Bước vào giai đoạn này, mẹ sẽ có cảm giác chán ăn, buồn nôn, thèm chua... nhưng hơn hết là rất mệt mỏi. Có những sở thích xuất hiện bất ngờ và ngược hẳn với sở thích hàng ngày, ngay cả bản thân mẹ cũng không đoán trước được. Bên cạnh đó, những cơn đau bụng dưới cũng dần xuất hiện, khiến mẹ có cảm giác đau lâm râm, thậm chí có khi ra chút máu đen giống như kinh nguyệt vào ngày cuối, với cảm giác khó chịu gần như xuất hiện xuyên suốt trong thời kỳ mang thai. Vậy nên, để vượt qua nó, mẹ rất cần được động viên và chia sẻ của mọi người xung quanh, nhất là người chồng. Đôi lúc vì quá mệt mỏi mà ở mẹ sẽ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực rằng con là con chung nhưng tại sao chỉ có một mình mình vất vả, mang nặng đẻ đau, còn chồng thì “tự nhiên được làm bố”. Khi nhận được sự chăm sóc và yêu chiều của chồng, mẹ sẽ thấy sự vất vả ấy của mình vơi đi một nửa và cảm thấy nhẹ nhàng hơn với vai trò làm mẹ.

Giai đoạn giữa thai kỳ

Lúc này, bụng của mẹ đã bắt đầu thấy rõ, đó là tín hiệu cho thấy cân nặng đã tăng lên, cơ thể cũng trở nên nặng nề hơn, mệt mỏi cũng tăng theo nhiều lần. Đây cũng là giai đoạn mẹ bắt đầu cảm nhận được những cử động của bé, thi thoảng đặt tay lên bụng, mẹ sẽ cảm thấy được con mình đang “đáp lại”. Mẹ hãy dành nhiều thời gian nói chuyện và tâm sự với bé vì dù ở trong bụng nhưng bé cũng cảm nhận được cảm xúc buồn, vui, hờn giận của mẹ, mẹ từ đó cũng thấy mình như có thêm một người bạn chia sẻ. Vai trò của người bố lúc này rất quan trọng, bởi bé cũng đã nhận biết được giọng nói của bố, nhất là mỗi khi bố nói những lời yêu thương với mẹ, vòng tay của bố che chở cho cả hai mẹ con. Bố tuyệt đối không được làm mẹ buồn và khóc vì bố sẽ không biết rằng nó ảnh hưởng đến con như thế nào đâu. Bố nên biết rằng giọt nước mắt của mẹ đã ảnh hưởng thai nhi thế này để nhắc mình không được làm mẹ buồn nhé.

Giai đoạn cuối thai kỳ

Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ dễ mệt, đi lại khó khăn hơn nhưng sẽ thấy vui và hồi hộp khi “cuộc chiến” sắp về đích. Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Ở nhiều mẹ, có thể xuất hiện những giấc mơ về chuyện sinh nở, thậm chí có cảm giác như sờ được em bé. Lí giải cho hiện tượng này chính là khi mẹ ngủ, bé còn thức nên những cử động liên tục của bé, sự co thắt của cổ tử cung đã đi vào giấc mơ của mẹ. Đặc biệt ở giai đoạn này, tâm trạng của mẹ rất dễ xúc động. Vì vậy, nên tránh những chỗ ồn ào, đông đúc làm ảnh hưởng đến bé. Thỉnh thoảng, mẹ bỗng thấy lo lắng cho việc “vượt cạn” của mình nên cần được kịp thời “trấn an” từ những người xung quanh, hơn hết là bố. Mẹ rất muốn bố luôn bên cạnh trong thời điểm trọng đại này, sự chia sẻ niềm vui được làm mẹ, sự ghi nhận công lao “vĩ đại” của mình từ bố sẽ tiếp thêm nghị lực cho mẹ.

Hãy là một người chồng thấu hiểu, một người cha “đúng chuẩn” cho vợ và con của mình bố nhé!

Bạn nên đọc
Quảng cáo