• Trang chủ
  • > Sách
  • > Tai nạn và chấn thương
  • > Hóc dị vật: khó nhận biết - dễ bỏ qua
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Hóc dị vật: khó nhận biết - dễ bỏ qua

Hóc dị vật: khó nhận biết - dễ bỏ qua

  • Tác giả:
  • Thể loại: Tai nạn và chấn thương
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Một ngày như bình thường, cha mẹ của bé Katie thấy con mình không khỏe. Cô bé cứ lờ đờ như là người bệnh nhưng lại không sốt, ho hay có biểu hiện gì bên ngoài. “Katie trông lờ đờ, rất bất thường. Bé từ chối ăn bất cứ thứ gì, kể cả nước cam - thứ nước uống con bé yêu thích. Hầu như con bé không chạm vào bất cứ thứ gì. Chúng tôi cảm giác có một thứ gì đó mắc kẹt trong cổ họng con bé…". Sau khi quan sát các triệu chứng của con gái trong một đêm, sáng sớm hôm sau, cặp vợ chồng quyết định đưa Katie đến bác sĩ ngay lập tức.

Một ngày như bình thường, cha mẹ của bé Katie thấy con mình không khỏe. Cô bé cứ lờ đờ như là người bệnh nhưng lại không sốt, ho hay có biểu hiện gì bên ngoài. “Katie trông lờ đờ, rất bất thường. Bé từ chối ăn bất cứ thứ gì, kể cả nước cam - thứ nước uống con bé yêu thích. Hầu như con bé không chạm vào bất cứ thứ gì. Chúng tôi cảm giác có một thứ gì đó mắc kẹt trong cổ họng con bé…".  Sau khi quan sát các triệu chứng của con gái trong một đêm, sáng sớm hôm sau, cặp vợ chồng quyết định đưa Katie đến bác sĩ ngay lập tức. 

Tại bệnh viện, ban đầu các bác sĩ chẩn đoán Katie bệnh do cảm lạnh. Nhưng linh cảm của người mẹ mách bảo chẩn đoán của bác sĩ là sai. Một mặt, người mẹ ngồi miêu tả cặn kẽ các triệu chứng của con mình. Bé lờ đờ mỏi mệt, không ăn uống, nuốt thức ăn có biểu hiện đau đớn và thở cũng phì phò. Mũi, họng của bé thì không có dịch, không có đờm. Khi áp tai vào lưng, cô không nghe tiếng thở khò khè. Mặt khác, cô gây áp lực yêu cầu các bác sĩ thực hiện các kiểm tra xét nghiệm cần thiết để đảm bảo Katie không gặp nguy hiểm gì. Nếu như các bác sĩ vẫn quyết định cho bé uống thuốc trị cảm lạnh thì có bất cứ vấn đề gì xảy ra, họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ở nước Mỹ, những sai phạm trong chẩn đoán bệnh dẫn đến tử vong bị kết tội rất nặng. 

Cuối cùng, dưới sức ép của người mẹ yêu con, các bác sĩ quyết định thực hiện X-quang. Không thể tưởng tượng nổi khi kết quả chụp X-quang là họ phát hiện "có cái gì đó rất nhỏ đang nằm chắn ở thực quản của Katie". Đó chính là một đồng xu, con bé đã chơi với đồng xu mà người lớn không ai hay biết. Đồng xu này đã ở trong khí quản của Katie được 4-5 ngày rồi và nó đã bắt đầu rỉ sét đồng thời đang trong tiến trình phá hỏng thực quản. Ngay lúc này, việc lấy dị vật ra khỏi khí quản là một việc hết sức nguy hiểm vì có thể làm tổn thương đến Katie, thậm chí có thể làm mất khả năng giao tiếp của con bé. Thật may mắn là con bé được cha mẹ đưa đến bệnh viện rất sớm, nên những hiểm nguy tiềm tàng đã được kiểm soát tốt nhất có thể. Nếu nhà có con dưới 1 tuổi, cha mẹ nhất định phải biết cách cấp cứu khi trẻ hóc dị vật, bởi vì chỉ cần cứu muộn một chút thì tính mạng của đứa trẻ sẽ không được bảo đảm.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, thực hiện cấp cứu hóc dị vật như sau:

Đặt bé nằm sấp trên một cánh tay của người lớn, đầu chúi xuống thấp hơn so với mình.

Úp lòng bàn tay, vỗ mạnh 2 lần vào trung lộ của bé - vị trí ở giữa xương bả vai.

Hoặc có thể dùng cách sau:

Đặt em bé nằm ngửa trên cánh tay người lớn, đầu thấp hơn thân. Sau đó, người lớn dùng các ngón tay đặt trên xương và vùng thượng vị, ấn sâu từ 1 tới 5 lần. Sau đó úp bé lại, vỗ nhẹ vào lưng năm lần, xen kẽ với ép ngực cho đến khi dị vật bắn ra ngoài.

Đối với trẻ lớn hơn:

 Không bao giờ được sử dụng các ngón tay dò dẫm hoặc lục lọi trong miệng của trẻ để tìm dị vật; bởi càng làm cách này thì dị vật càng đi sâu vào đường thở gây ngạt thở. Nếu bệnh nhân ho hoặc nghẹt thở, hãy để trẻ ho cho đến khi các dị vật bật ra ngoài hoàn toàn. Nếu bé không thể thở hay ho vì nghẹn thì người lớn nên ngay lập tức gọi xe cứu thương. Trong khi chờ xe, hãy cấp cứu cho bé như sau:

Cho bé đứng thẳng người, người lớn đứng đằng sau, vòng tay dưới cánh tay của bệnh nhân.

Tay phải nhấn giữa vùng thượng vị, dùng tay trái ép vào thật chặt.

Dùng áp lực từ từ đẩy vòng tay lên phía trên, lực đẩy đều và ổn định để đẩy không khí vào phổi và để nén dị vật ra khỏi khí quản. 

Bạn nên đọc
Quảng cáo