• Trang chủ
  • > Sách
  • > Tìm thông tin thuốc
  • > Kháng sinh - đừng lạm dụng và sử dụng bừa bãi!
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Kháng sinh - đừng lạm dụng và sử dụng bừa bãi!

Kháng sinh - đừng lạm dụng và sử dụng bừa bãi!

  • Tác giả:
  • Thể loại: Tìm thông tin thuốc
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

1. Kháng sinh

Kháng sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.

Cách đây hơn 70 năm, sự ra đời của kháng sinh được coi như mở ra một kỷ nguyên mới trong y học, kháng sinh được gọi là thần dược của tây y, khi đã cứu hàng triệu người bệnh mỗi năm khỏi cái chết gây ra bởi nhiễm khuẩn.

2. Kháng kháng sinh

Kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Chúng không những tồn tại mà còn sinh sản ra những thế hệ vi khuẩn mới, cũng có đặc tính kháng thuốc và hóa chất điều trị nhiễm trùng.

Bình thường, kháng sinh được phát minh ra sau 1 thời gian sẽ bị "nhờn" vì vi khuẩn thay đổi thích nghi với kháng sinh, tốc độ kháng và mức độ kháng khác nhau. Một chủng vi khuẩn có thể phát triển để chống lại từ một cho đến hàng chục loại thuốc kháng sinh khác nhau. Khi đó, bệnh nhiễm trùng trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thể điều trị. 

3. Kháng kháng sinh gây ra nhiều hậu quả cho người bệnh và xã hội

Khi người bệnh mang mầm bệnh kháng kháng sinh thông thường sẽ phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới, kết hợp nhiều loại, cao liều, khả năng thành công thấp, tỷ lệ tử vong cao, thời gian nằm viện kéo dài, điều trị khó khăn.

Không chỉ thế, việc sử dụng phối hợp nhiều kháng sinh, cao liều gia tăng tác dụng phụ như suy thận, suy gan. Sau khi vào cơ thể, kháng sinh chuyển hoá qua gan, đào thải qua thận. Nếu ngày nào cơ thể cũng phải làm việc đó thì rất hại gan, hại thận, chưa kể biến chứng quan trọng dị ứng.  

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và đưa ra thị trường một loại thuốc mới mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.

4. Cần làm gì để ngăn chặn sự kháng kháng sinh của vi khuẩn

Nguyên nhân chính của việc vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng nhiều chính là từ con người, nhất là những bố mẹ "tự làm bác sĩ" cho con: thấy con sốt, ho, sổ mũi, bố mẹ thay vì đưa con đến viện thì tự ý mua kháng sinh về cho con uống. Những lần trước uống thuốc đó thì khỏi, nhưng lần này uống thuốc mãi không đỡ. 

Thấy không đỡ, các bố mẹ lại đi hỏi người bán thuốc, rồi đổi qua vài loại kháng sinh "tốt hơn, thế hệ cao hơn", đồng thời cũng đắt tiền hơn. Chỉ đến khi con sốt cao, mệt lả mới đưa đến bệnh viện, làm kháng sinh đồ. Có những bé mới 7 - 8 tuổi đã kháng với tất cả các loại kháng sinh.

Các mẹ cần nhớ rằng kháng sinh là dạng thuốc đặc biệt bởi vì kháng sinh được bào chế và phân ra làm nhiều loại, nhiều nhóm, mỗi loại kháng sinh chế ra tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định chứ không phải một loại kháng sinh mà tiêu diệt được hết các vi khuẩn. Do đó, việc sử dụng kháng sinh phụ thuốc vào bệnh nặng hay nhẹ, thể trạng của người bệnh thế nào (phụ nữ, trẻ em, người đang mắc bệnh cần thận trọng hơn), có cần dùng kháng sinh hay không cần thời gian dùng bao lâu, uống hay bôi. Để đưa ra một loại thuốc kháng sinh đúng chỉ định, bác sĩ phải học rất nhiều năm, phải rất có kinh nghiệm phát hiện mức độ bệnh nặng nhẹ, vi khuẩn nào gây bệnh mới kê đơn kháng sinh. Nghĩa là dù là bác sĩ nhưng để kê đơn kháng sinh không dễ chút nào. 

Do vậy, các mẹ tuyệt đối không tự tiện cho con uống kháng sinh, nếu đã được bác sĩ kê đơn thì cần tuân thủ nghiêm đơn thuốc, tái khám đúng hẹn và không được tự tiện dừng uống, đổi thuốc,... Việc không tuân thủ điều trị dẫn đến bệnh không khỏi, có khỏi cũng chỉ do mình tự đánh giá, chứ khỏi không hoàn toàn. Thật ra bệnh chỉ khỏi về lâm sàng, khỏi về triệu chứng, chẳng hạn như hết ho, hết sốt nhưng không khỏi về vi khuẩn, trong cơ thể vẫn có vi khuẩn sống sót, vì còn sống sót nên bệnh tái phát có thể 1 – 2 ngày sau, 1 tuần hoặc 2 – 3 tháng sau do tự ý giảm liều kháng sinh, tự ý cắt thuốc.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo