- Trang chủ
- > Sách
- > Dành cho bố
- > Không chỉ có mẹ chịu áp lực về tâm sinh lý, bố cũng có những "áp lực trong thai kỳ" như thế này
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Không chỉ có mẹ chịu áp lực về tâm sinh lý, bố cũng có những "áp lực trong thai kỳ" như thế này
- Tác giả:
- Thể loại: Dành cho bố
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 11/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
1. Những nguyên nhân gây ra tâm lý lo lắng của bố
Những vấn đề khiến mẹ lo lắng thì nói chung cũng khiến bố lo lắng, thậm chí bố còn lo lắng nhiều hơn bởi có những cái nhìn xa hơn, toàn diện hơn mẹ.
Bố lo lắng rằng sự xuất hiện của bé có thể phá vỡ cuộc sống hiện tại của bố mẹ. Có thêm một người trong gia đình sẽ mang lại rất nhiều thay đổi về lối sống, thời gian riêng tư của hai vợ chồng và cả về kinh tế nữa.
Trong quá trình mang thai, mẹ sẽ gặp phải nhiều vấn đề khiến mẹ lo lắng. Tất nhiên là bố cũng lo lắng cho mẹ, thậm chí còn lo lắng hơn nữa.
Những bà bầu thường có tâm trạng thất thường, thay tính đổi nết, hay cáu gắt, mà người phải “hứng chịu” những thời điểm gắt gỏng, buồn phiền đó chính là bố. Do đó, lo lắng của bố không được giải tỏa mà còn phải gánh những buồn phiền gắt gỏng từ mẹ.
2. Bố cần làm gì để tránh “trầm cảm trước sinh”
Mặc dù chịu nhiều vất vả, mệt mỏi và áp lực, bố hãy cố gắng giải quyết những lo lắng ấy để còn có thể lo cho mẹ nữa. Đàn ông với suy nghĩ chín chắn, cứng rắn sẽ có những cách thu xếp cho mình và cho cả gia đình.
Trước hết, bố cần đọc nhiều sách, trang bị những kiến thức về sinh sản để có thể chủ động chăm sóc mẹ trong suốt thai kỳ, không bị bất ngờ trước những tình huống xảy ra.
Hãy coi việc có con là một bước ngoặt mới đầy hạnh phúc của gia đình mình, đừng nhìn nhận vấn đề này một cách áp lực, đừng coi đó là trách nhiệm nặng nề. Cuộc sống khi có em bé chắc chắn sẽ bớt phần thư thái, đơn giản như khi còn “vợ chồng son” nhưng cũng không hề “đáng sợ”.
Giao lưu với những đồng nghiệp, hàng xóm đã làm bố để học hỏi kinh nghiệm. Những kinh nghiệm thực tế đôi khi có ích hơn nhiều so với kiến thức trong sách vở.
Cùng mẹ tham gia quá trình thai giáo. Khi con đã có thể nghe tiếng nói của cha mẹ (khoảng từ tuần 20 trở đi), bố có thể cùng mẹ chuyện trò với bé, đặt tay lên bụng mẹ một cách nhẹ nhàng để cảm nhận những cử động của bé, tăng thêm mối liên hệ với em bé trong bụng.
Duy trì luyện tập thể dục, giúp cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái, giúp bố tự tin, giải tỏa những áp lực, lo âu.
Hãy hài lòng với cuộc sống hiện tại, đừng tự bắt mình phải trở thành ông bố hoàn hảo. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ và những người trong gia đình nếu cần.
Vai trò của BỐ từ giây phút đầu tiên con chào đời, bố phải biết để luôn bên cạnh mẹ và con đấy!
Những quan sát giúp bạn nhận biết vô sinh ở nam cực chuẩn
Những điều bố cần chia sẻ với mẹ bầu
Chồng cứ có những điều này, vợ bầu nào cũng sẽ được an nhàn và không nhăn nhó
‘Có mỗi việc chăm con cũng không xong!'