• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh trẻ em thường gặp
  • > Lạm dụng thuốc khiến bé bị sốt cao, tay chân phù nề
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Lạm dụng thuốc khiến bé bị sốt cao, tay chân phù nề

Lạm dụng thuốc khiến bé bị sốt cao, tay chân phù nề

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh trẻ em thường gặp
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Em nghĩ cháu vẫn như trước

Cháu Đỗ Mạnh Long, 3 tuổi, cháu lớn của gia đình anh chị Đỗ Mạnh Hưng (Thạch Thất, Hà Nội) phải đưa tới chúng tôi khám bệnh trong tình trạng sốt vừa và bàn tay bàn chân bị phù nề rõ. Theo mô tả của anh chị, cháu Long đã bị ốm từ gần 10 ngày nay. 

Trước cháu có bị ốm, được bố mẹ đưa đi khám một bác sỹ gần nhà, bác sỹ có kê đơn thuốc, mẹ cháu bé thấy đáp ứng khá tốt và bệnh khỏi sau một vài ngày. Thế là mẹ cháu giữ lại đơn thuốc tự cho uống những lần sau. 

Đến lần này, mẹ cháu bé vẫn thấy cháu có triệu chứng bệnh giống như những lần trước, thế là ngay tức khắc vác đơn thuốc cũ ra đi mua cho cháu Long uống. Ra hiệu thuốc thứ nhất, họ bán theo đơn được 6 ngày nhưng uống đến ngày thứ 5 cháu vẫn chưa ổn, vẫn còn ho và còn sốt nhẹ. Chị nghi ngờ thuốc không tốt, liền vào trong trung tâm Hà Đông gần đấy mua thuốc ở hiệu thuốc khác. 

Chị chìa đơn thuốc ra và bảo bán cho em một đơn như thế này. Hiệu thuốc cũng không hỏi rõ là mua cho ai, uống được bao nhiêu ngày rồi. Kết quả chị lại cho cháu uống thêm được 4,5 ngày nữa. Đến liều gần cuối cùng, bố cháu bế cháu ra kiểm tra thì phát hoảng vì tay chân cháu bé bị phù nè. Bố cháu hỏi mẹ cháu bị làm sao mà ra nông nỗi này thì mẹ cháu hoảng hốt không biết. 

Chỉ biết là cho cháu uống theo đơn cũ. Bố cháu lo quá, bế cháu Long đến chỗ chúng tôi để khám tìm ra nguyên nhân. Khi gia đình đưa cháu Long đến, chúng tôi nhìn đống thuốc mẹ cháu đưa. Chúng tôi khá giật mình. Trong đơn thuốc của bác sỹ có kê Mekocetin 0,5mg. Đây là một thuốc chống viêm để điều trị các viêm nhiễm nặng, bệnh tự miễn, viêm khớp hoặc các bệnh có liên quan tới cơ chế dị ứng. 

Thuốc khá tốt nhưng đó cũng là một loại thuốc tai hại. Uống liều cao, kéo dài có thể gây ra phù nề toàn thân, rối loạn nội tiết, loét dạ dày, dậy thì sớm. Cháu bé hiện tại đã bị triệu chứng của lạm dụng Mekocetin (một loại thuốc corticoid). Mẹ cháu bé phân bua: nào em có biết, em nghĩ cháu vẫn bị như trước nên cho uống thôi! Nhưng những suy nghĩ đơn giản đó có thể gây ra những hệ lụy không lường.

Hệ lụy gì?

Thứ nhất, bé sẽ không khỏi bệnh. Bởi không phải bệnh nào cũng có thể tự chữa theo đơn cũ. Có nhiều bệnh có biểu hiện giống nhau nhưng cách chữa lại khác nhau. Viêm phế quản có triệu chứng ho, sốt, khó thở, khò khè giống như viêm mũi nhưng cách chữa lại khác nhau. Viêm mũi cũng có sốt, có ho, có chảy dịch giống như viêm tai nhưng cách điều trị cũng khác nhau. Sởi, sốt phan ban, có triệu chứng khá giống nhau nhưng dùng thuốc cũng khác nhau. Vì thế, không thể áp dụng cho đơn thuốc cũ điều trị cho bệnh mới.

Thứ hai, bé có thể bị điếc do kháng sinh. Một số thuốc không thể uống kéo dài. Việc nghỉ thuốc phải từ 3-4 tuần trở ra thì mới có thể lặp lại. Nhiều em bé vừa khỏi ốm được vài ngày, đi lớp, lại ốm, lại uống thuốc. Như vậy là các thuốc bị lặp lại quá nhiều lần. Kháng sinh clarithromycin rất hay được dùng để điều trị nhiễm khuẩn hô hấp. Nó không được phép dùng quá 8 ngày. Nếu dùng quá thời gian này, bé sẽ bị nhiễm độc tai do nhiễm độc kháng sinh. Kết quả bé sẽ nghe kém, nghễnh ngãng và thính giác không còn nhạy.

Thứ ba, bé có thể bị lạm dụng thuốc nguy hại. Một số đơn thuốc của các bác sỹ trong một số trường hợp phải dùng đến thuốc chống viêm corticoid. Dùng thuốc trong tầm kiểm soát, đúng chiến lược, bài bản thì thuốc sẽ điều trị khá tốt. Nhưng chiến lược và kiểm soát là do bác sỹ, các bà mẹ không có kinh nghiệm về việc này. Nếu cứ lặp lại theo đơn thuốc cũ có thể dẫn tới lạm dụng thuốc này và em bé sẽ bị phù toàn thân.

Thứ tư, bé có thể bị nhờn thuốc. Trong đơn thuốc cũ, có thể sẽ có một số kháng sinh. Kháng sinh có đặc điểm là dễ bị vi khuẩn thích nghi, bắt chước và thay đổi chuyển hóa để không bị kháng sinh tác dụng nữa. Nếu lần nào ốm cũng lặp lại đơn thuốc cũ có thể dẫn tới hiện tượng quen thuốc khi thời gian cách xa nhau chưa đủ an toàn cho các lần sử dụng thuốc. Kết quả, em bé không còn kháng sinh điều trị.

Vì vậy, với các cháu nhỏ, khuyên các bà mẹ đừng nên tự vác đơn thuốc cũ đi mua. Hãy cho cháu bé đi khám và được uống thuốc đầy đủ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo