• Trang chủ
  • > Sách
  • > Tìm thông tin thuốc
  • > Lạm dụng thuốc khiến con bị sốt cao dai dẳng, miệng sưng mủ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Lạm dụng thuốc khiến con bị sốt cao dai dẳng, miệng sưng mủ

Lạm dụng thuốc khiến con bị sốt cao dai dẳng, miệng sưng mủ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Tìm thông tin thuốc
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Hiệu thuốc chẩn bệnh

Chị Nguyễn Thu Phương, 26 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội) bế con đến chúng tôi trong trạng thái lo lắng. Tay phải chị bế cháu, tay trái cầm một bọc thuốc to tướng. Chị đầy bất an: bác sỹ ơi, con cháu ốm 4 ngày hôm nay rồi. Cháu ra hiệu thuốc bảo con cháu bị sốt, ho, chảy mũi, rồi họ bán cho cháu một túi thuốc to. Cháu thấy cũng không rẻ. Gần 800.000 đồng mà cháu uống 4 ngày nay rồi không đỡ bác sỹ ạ. Cháu vẫn sốt dai dẳng, hôm nay cháu đã phải cho uống 2 lần hạ sốt rồi mà không thấy khả quan. Cháu vẫn cứ nóng ran. Cháu ho nhiều lắm. Mỗi lần ho cứ thành tràng dài, nhiều khi cháu bị trớ ra, thương lắm.

Tiếp nhận cháu bé trên tay chị, chúng tôi không khỏi ái ngại. Cháu bé nước mắt nước mũi ròng ròng. Cháu sốt mức độ vừa, đo nhiệt độ chúng tôi ghi nhận được nhiệt độ cơ thể cháu là 38,5 độ C. Mới mở miệng cháu nhỏ ra khám, chúng tôi nhận thấy cháu bị viêm amidan khá nặng, có một lớp màng mủ tương đối dầy bám lên bề mặt.

Hiệu thuốc đã không khám bệnh cho cháu bé. Cứ kê thuốc hạ sốt, kháng sinh, chống ho, long đờm, chống chảy mũi mà không biết sự thật cháu bé bị bệnh gì. Kết quả điều trị sai hướng. Cháu bé bị viêm amidan nhưng hướng điều trị chủ yếu là viêm mũi. Kết quả là cháu bé ho càng ngày càng nặng và sốt không hề giải quyết được.

Hãy cho khám khi còn sớm nhất

Việc khám chữa bệnh cho trẻ em không chỉ đơn giản là kể triệu chứng là có thể ra được vấn đề và chữa khỏi bệnh. Có nhiều triệu chứng bệnh của trẻ em giống nhau nhưng thực chất bệnh khác nhau. Ví dụ cùng có nôn trớ, cùng có sốt, nhưng cách điều trị của nhiễm khuẩn hô hấp sẽ khác với nhiễm khuẩn tiêu hóa. Cùng có sốt, cùng có ho, nhưng sốt do viêm mũi sẽ điều trị khác với sốt do viêm phế quản, mặc dù 2 bệnh này có biểu hiện bên ngoài mà mẹ cảm nhận thấy giống nhau. Chỉ có đưa bé đi khám thì mới nhận ra được bản chất bệnh là gì.

Hiệu thuốc không có điều kiện khám cho con bạn trực tiếp, cũng không có khả năng thẩm định mức độ diễn biến bệnh nặng nhẹ ra sao, vì thế khó có khả năng chẩn đoán chính xác bệnh là gì, ở mức độ nào, giai đoạn nào, biến chứng tiếp theo là gì?

Trong trường hợp con của chị Nguyễn Thu Phương ở trên, cháu bé có thể đã bị viêm amidan ngay từ đầu kèm theo viêm mũi. Nhưng điều trị một mình viêm mũi không đủ. Cần điều trị theo hướng cả viêm amidan. Kết quả điều trị đã không thành công bởi bệnh chính là viêm amidan đã không khắc phục được. Nếu cứ để tình trạng này tái diễn có thể dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm tai giữa một vài ngày tiếp theo.

Lợi ích của việc đi khám ngay khi còn sớm đó là bệnh hãy còn nhẹ hoặc ít nhất trong tầm kiểm soát, có sự theo dõi sát sao của người chuyên môn y học. Bệnh sẽ được khống chế từ rất sớm, kiểm soát chặt chẽ và không có cơ hội nặng lên. Cháu bé sẽ không phải uống thuốc nhiều và liều cao, cơ thể sẽ hoàn toàn khỏe mạnh.

Bạn nên đọc
Quảng cáo