- Trang chủ
- > Sách
- > Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
- > Làm gì khi lỡ có bầu?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Làm gì khi lỡ có bầu?
- Tác giả:
- Thể loại: Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Ổn định tâm trạng
Có thể bạn hơi bất ngờ, xen lẫn rất nhiều lo lắng nếu như bạn đã… lỡ có em bé. Có mẹ còn khóc òa lên vì xúc động, hoặc vì lo lắng thái quá “không biết phải làm sao bây giờ”. Tâm trạng rối bời là chuyện không thể tránh khỏi nhưng hãy nhanh chóng kiểm soát cảm xúc của mình. Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ, dù bạn đoảng đến đâu, bạn vô tâm chừng nao, nhưng khi ôm thiên thần bé nhỏ trong tay bạn sẽ luôn có cảm giác hạnh phúc, muốn được che chở, muốn được yêu thương… Vì thế, hãy dẹp bao lo toan đi nhé, cười thật tươi như thể bạn đang nhìn thấy nụ cười thiên thần, rồi chuẩn bị cho hành trình làm mẹ nào!
Sắp xếp lịch khám
Bạn sẽ cần phải khám sức khỏe của bản thân mình, kế đến là khám cho thai nhi. Với mẹ, cần phải đảm bảo bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh: âm tính với viêm gan B, âm tính với HIV và các bệnh lây qua đường tình dục… Những vấn đề này sẽ được giải quyết hết chỉ với một lần xét nghiệm máu. Tiếp đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phải chích ngừa những mũi gì. Riêng em bé, khoảng 8 tuần bé sẽ được siêu âm lần đầu để kiểm tra vị trí thai, tim thai… Một khởi đầu tốt đẹp sẽ đến với cả hai mẹ con, chắc chắn là vậy.
Bồi bổ sức khỏe
Thật ra, thai phụ không cần “ăn cho hai người” như lời đồn đại. Bạn chỉ cần ăn đủ chất, tức là các nhóm thực phẩm: nhóm chất bột đường (có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...), nhóm chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...), nhóm chất béo (có trong dầu, mỡ, bơ...), nhóm cung Vitamin và khoáng chất (canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin nhóm B, acid folic…).
Thu xếp công việc
Vấn đề này tính dần đi là vừa. Bạn cần phải sắp xếp công việc của mình một cách gọn gàng và khoa học để đảm bảo rằng bạn có đủ sức khỏe để vừa làm mẹ, vừa là một nhân viên gương mẫu. Nếu có khó khăn gì, hãy chia sẻ với đồng nghiệp hoặc cấp trên. Tiếp đó, lên kế hoạch cho công việc khi bạn săp lâm bồn, khi bạn sinh con…
Báo tin vui
Thường các mẹ hay lên kế hoạch kiêng cữ đến hết tháng thứ 3 mới loan báo tin vui, nhưng khó ai có thể giấu lâu đến vậy. Bởi các triệu chứng nghén sẽ tố cáo bạn đang có bầu. Không sao đâu, khi mọi người hay tin bạn cấn bầu, mọi người sẽ chiều chuộng, chăm sóc và truyền cho bạn bao kinh nghiệm quý báu. Chẳng việc gì phải dại dột “thôi em giấu cho riêng em biết”.
Chia sẻ với chồng
Hãy tập dần cho chồng bạn thói quen chăm sóc vợ và theo dõi sự phát triển của em bé để gia đình thêm gắn kết. Hơn nữa, kéo chồng lại gần mình sẽ khiến anh ấy không cảm thấy bị bỏ rơi khi bạn đã có “bạn đồng hành”. Hãy nói cho anh ấy biết bạn hạnh phúc thế nào, bạn đang mệt mỏi, bạn thấy lo lắng… và cùng anh ấy chăm sóc thiên thần bé bỏng của hai bạn nhé!