- Trang chủ
- > Sách
- > Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
- > Làm sao chọn biện pháp tránh thai phù hợp?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Làm sao chọn biện pháp tránh thai phù hợp?
- Tác giả:
- Thể loại: Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
1. Chảy máu âm đạo kéo dài
Chảy máu âm đạo là tác dụng phụ khi bạn sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày, cấy hoặc tiêm tránh thai. Nếu bạn chỉ cháy một ít máu và hết hoàn toàn sau vài ngày thì không sao cả. Ngược lại, trong trường hợp chảy máu nhiều và kéo dài, bạn cần đi khám ngay và thay đổi biện pháp tránh thai khác.
2. Suy giảm ham muốn tình dục
Các loại thuốc tránh thai ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố và làm suy giảm ham muốn tình dục. Trong trường hợp tác dụng phụ này làm bạn cảm thấy như bị “lãnh cảm” hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vợ chồng, bạn cần thay đổi biện pháp khác. Lưu ý nên tư vấn ý kiến bác sĩ để có biện pháp tránh thai phù hợp với bạn.
3. Đau đầu và suy giảm thị lực
Khi đang dùng biện pháp tránh thai mà bị đau nửa đầu, nguy cơ bị cục máu đông hay đột quỵ là rất cao. Do đó, nếu cảm thấy có vấn đề với thị lực và đau đầu khi đang dùng thuốc tránh thai, bạn cần nói ngay với bác sĩ.
Trong trường hợp này, sử dụng vòng tránh thai, miếng dán tránh thai hoặc bao cao su sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của bạn.
4. Thường xuyên quên uống thuốc
Nếu bạn chọn biện pháp dùng thuốc tránh thai hằng ngày mà lại thường xuyên quên uống thuốc, bạn nên thay đổi biện pháp. Với sự đãng trí của mình, bạn có thể mang thai ngoài ý muốn. Nên đổi sang những biện pháp có tính lâu dài hơn như cấy que hay đặt vòng tránh thai, tùy theo cơ địa của bạn.
5. Tâm trạng thất thường
Nếu tâm trạng thay đổi, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản, choáng váng, chóng mặt… bạn nên dừng lại và chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác ngay lập tức. Vì nó không chỉ làm cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ hơn mà trên thực tế, ảnh hưởng của biện pháp tránh thai đó đối với não như thế nào vẫn là điều chưa được lý giải.