• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Lựa chọn PHƯƠNG PHÁP SINH an toàn, giúp mẹ thuận lợi và dễ dàng “vượt cạn”
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Lựa chọn PHƯƠNG PHÁP SINH an toàn, giúp mẹ thuận lợi và dễ dàng “vượt cạn”

Lựa chọn PHƯƠNG PHÁP SINH an toàn, giúp mẹ thuận lợi và dễ dàng “vượt cạn”

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Để có một cuộc “vượt cạn” thành công thì trong quá trình mang thai, ngoài việc phải đảm bảo một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí thì việc lựa chọn phương pháp sinh thích hợp khi ngày sinh gần kề cũng không kém phần quan trọng. Bởi nuôi dưỡng thai nhi lớn lên từng ngày là một niềm vui và niềm vui ấy được viên mãn hơn khi thấy bé yêu khỏe mạnh, thuận lợi chào đời. Điều đó, đòi hỏi mẹ phải có một kiến thức chính xác về từng phương pháp sinh, bài viết sau đây sẽ giúp được mẹ vấn đề này.

Sinh chủ động

Sinh chủ động là thuật ngữ dùng để chỉ cuộc sinh mà mẹ ở tư thế thẳng đứng, thường không ở trên giường và được tự do đi lại khắp phòng. Theo quan điểm vật lí học thì đây là cách sinh hiệu quả nhất vì nó cho phép mẹ tận dụng được lực đẩy của trọng lực để đưa bé ra ngoài. Sinh chủ động còn tạo điều kiện cho mẹ chủ động hơn trong quá trình sinh, ít có cảm giác mình là bệnh nhân vì không nằm trên giường và có quyền rặn khi thấy cần thiết.

Ngày nay, đã có nhiều nơi ủng hộ cách sinh này. Hầu hết các cuộc sinh tại nhà hay nhà bảo sinh đều là chủ động, còn tại các bệnh viện cách sinh này cũng đang ngày càng gia tăng.

Sinh kiểu truyền thống

Sinh kiểu truyền thống là sản phụ sinh ở tư thế nằm trên ghế sinh, có thể dùng giá đỡ chân để dễ rặn hoặc nằm nghiêng trái và chân phải giơ cao. Cách sinh này được chọn nếu là trường hợp sinh có trợ giúp hoặc cần theo dõi tim thai liên tục trong quá trình rặn. Tuy nhiên, cách sinh này hiện nay đã có vài thay đổi. Mẹ được phép lựa chọn sinh không dùng thuốc, có mặt bố bên cạnh, có tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ và chọn tư thế sinh, chẳng hạn như ngồi xổm để tận dụng lực đẩy của trọng lực. 

Sinh có trợ giúp

Nếu mẹ cần trợ giúp thì lúc này mẹ phải nằm trên giường sinh và dùng giá đỡ chân. Cách sinh này cần trong trường hợp thai chậm sổ hay có dấu hiệu suy thai. Với việc sử dụng kềm hay giác hút (dùng một dụng cụ hình chén gắn chặt lên đầu bé để phụ kéo ra) do bác sĩ sản khoa thực hiện, thường được chỉ định khi mẹ rặn lâu mà không có kết quả. Cách sinh này nhằm đảm bảo cho cả mẹ và bé.

Sinh mổ

Sinh mổ là hình thức sinh thông qua một đường rạch phẫu thuật ở bụng và tử cung của mẹ. Quá trình sinh mổ thường được dự kiến từ trước, phần lớn là các bác sĩ chỉ định mổ khi cơ thể của mẹ không đáp ứng được việc sinh thường và có thể gặp nguy hiểm với một số lí do như: mang thai sinh 3 trở lên, thai nhi quá lớn không thể lọt qua được khung xương chậu, sức khỏe của em bé đang bị đe dọa nên cần đưa ra thật nhanh, mẹ bị huyết áp cao hay mắc một loại bệnh nguy hiểm nào đó… Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp sinh mổ bất thường do quá trình sinh thường không thuận lợi. Đây là cuộc đại phẫu thuật và cũng như tất cả các loại phẫu thuật vùng bụng, mẹ sinh mổ cần có thời gian để phục hồi lâu hơn sinh thường. Và theo khuyến cáo của các bác sĩ, sau khi trải qua sinh mổ thì mẹ nên chờ ít nhất 2 đến 3 năm sau hãy sinh đứa con tiếp theo. Tuy nhiên, nếu vì lí do tuổi tác hoặc vì một lí do nào đó thì mẹ nên tìm đến bác sĩ để có được những lời khuyên chính xác và an toàn nhất.

Chúc cho quá trình sinh nở của mẹ được “mẹ tròn con vuông” nhé!

Bạn nên đọc
Quảng cáo