• Trang chủ
  • > Sách
  • > Ăn dặm
  • > Mẹ cho con ăn bữa phụ: Ăn gì và ăn bao nhiêu thì tốt cho sự phát triển của trẻ?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Mẹ cho con ăn bữa phụ: Ăn gì và ăn bao nhiêu thì tốt cho sự phát triển của trẻ?

Mẹ cho con ăn bữa phụ: Ăn gì và ăn bao nhiêu thì tốt cho sự phát triển của trẻ?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Ăn dặm
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 03/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bé càng lớn thì cơ thể càng cần nhiều dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ, ngoài những bữa ăn chính thì dinh dưỡng từ bữa ăn phụ cũng rất quan trọng. Bữa phụ góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, phát triển về chiều cao, cân nặng, trí tuệ… nên cha mẹ cần cung cấp cho con bữa ăn giàu dinh dưỡng nhất.

Nhiều cha mẹ chưa hiểu đúng về ý nghĩa của bữa ăn phụ, cho con trẻ ăn không đúng cách, không chọn đúng thức ăn cho bữa phụ phù hợp với con mình nên trẻ dù ăn nhiều mà vẫn thiếu hụt dinh dưỡng.

1. Có cần thiết cho bé ăn bữa phụ?

Gọi là bữa ăn phụ, nhưng đối với trẻ, không có bữa ăn nào là phụ cả. Chẳng qua đây là cách gọi để người lớn chúng ta phân biệt rằng: ngoài 3 bữa ăn chính buổi sáng, trưa, tối thì trẻ còn cần thêm 3 bữa ăn khác xen kẽ vào giữa những bữa ăn không thể thiếu đó.

Các bé chưa ăn được nhiều lượng thực phẩm trong một bữa, lại hết sức năng động nên chóng đói… nên cha mẹ phải cung cấp thức ăn thành nhiều bữa trong ngày. Bữa phụ cho bé thường là những thực phẩm bổ sung có mục đích bổ sung thêm cho chế độ ăn uống bình thường, tập trung vào các loại dưỡng chất hoặc các chất có thành phần dinh dưỡng như canxi, sắt, DHA, vitamin, chất xơ,… Điều quan trọng nữa là các mẹ không được nhầm lẫn giữa bữa ăn phụ với các đồ ăn vặt cho trẻ như kẹo, khoai tây chiên…

Bữa ăn phụ tốt cần đảm bảo cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho bé, điển hình là các thực phẩm như: bánh mỳ, mật ong, trái cây, bánh đậu xanh, khoai tây nấu chín… Bên cạnh đó, thời gian các bữa ăn chính và phụ cũng cần phân bố một cách hợp lý để bé không bị quá no hay quá đói, tức là ngay sau khi ăn bữa chính thì không nên cho ăn tiếp các thức ăn khác như trái cây, sữa… để dạ dày còn tập trung tiêu hóa cho bữa chính.

2. Bữa ăn phụ có vai trò bổ sung năng lượng cho bé

Mặc dù ở tầm tuổi chập chững, tốc độ tăng trưởng của các bé có thấp hơn so với những năm trước nhưng bé vẫn cần được ăn uống theo một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý với những thực phẩm lành mạnh như các loại hạt, thịt nạc, rau xanh và trái cây. 

Nói thì dễ, chứ thực tế thì nhiều bé rất biếng ăn, có những bé chịu ăn nhưng lại chỉ ăn một số món mà thôi, do vậy, các bé thực sự không có đủ dinh dưỡng và cần được bổ sung thông qua những bữa ăn phụ. Những bữa ăn phụ còn giúp cho các bé không bị quá đói, sẽ bớt cáu kỉnh.  

3. Gợi ý để mẹ chuẩn bị bữa ăn phụ cho bé

Để những món ăn phụ lành mạnh, giàu dinh dưỡng trong tủ lạnh hoặc tủ bếp. Hãy để bé tự lựa chọn một trong những đồ ăn ấy.

Cho bé ăn nhiều món khác nhau chứ không chỉ là những món ăn bé thích. Có những món dù bé không chịu ăn nhưng mẹ cứ để đó, nhiều khi phải ăn thử vài lần bé mới quen và chịu ăn. 

Có thời gian ăn uống rõ ràng để bé biết đâu là bữa chính, đâu là bữa phụ. Không cho phép bé ăn rải rác cả ngày bởi nó khiến bé không no không đói, mất cảm giác thèm ăn mà lại không đủ dinh dưỡng. 

Không cho bé vừa ăn vừa xem TV. dù là bữa chính hay bữa phụ thì cũng phải ngồi ăn tại bàn. 

Cho bé uống nước lọc chứ không được uống soda, cũng không nên uống nhiều nước trái cây. 

Cho bé tham gia làm bếp. Các bé thích cảm giác mình là người lớn, là người quan trọng khi được bố mẹ nhờ giúp đỡ. Hãy để các bé làm những việc phù hợp với tuổi của mình như lựa chọn trái cây để trộn sa lát hay bày muỗng nĩa lên bàn ăn. 

Nhiều bé không phân biệt được giữa cảm giác chán hay mệt mỏi với cảm giác đói. Do đó, nếu bé đã ăn đủ phần mà vẫn luôn miệng đòi ăn thì mẹ hãy thử làm gì cho bé vui hơn, hoặc cho bé chơi trò gì đó. 

Hãy cùng ăn những bữa phụ với bé. Bé sẽ học từ chính bố mẹ. 

Bạn nên đọc
Quảng cáo