- Trang chủ
- > Sách
- > Mua sắm cho bé
- > Mua đồ chơi cho con: Mẹ đã mua đúng chưa?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Mua đồ chơi cho con: Mẹ đã mua đúng chưa?
- Tác giả:
- Thể loại: Mua sắm cho bé
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 11/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Không những vậy, cha mẹ còn tin tưởng rằng đồ chơi cũng là một phương tiện cho con học tập, giúp con thông minh, phát triển tối đa. Điều này không sai, nhưng cách mà cha mẹ đang làm thì lại chưa đúng. Không ngờ phải không nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Chọn đồ chơi đơn giản thôi
Đừng quá tin vào những món đồ chơi gắn mác đồ chơi trí tuệ.
Từ khi cuộc sống bớt khó khăn về vật chất, không còn lo đói lo thiếu ăn, các gia đình đã dành nhiều sự quan tâm hơn tới việc nuôi dạy, chăm sóc con sao cho thật tốt. Cũng từ đây, rất nhiều sản phẩm được gắn mác phát triển trí tuệ: sữa giúp bé thông minh, nhạc bà bầu giúp bé thành thần đồng, rồi đồ chơi giáo dục, phát triển trí tuệ,... Mặc dù sự thật có làm bé phát triển hơn chút nào hay không thì chưa thể chứng minh được.
Mặc dù đồ chơi phù hợp có thể mang đến cho bé nhiều lợi ích nhưng cũng đừng tin vào những quảng cáo thần thánh quá nhé.
Đừng chọn món đồ chơi quá phức tạp, quá nhiều chức năng, vừa đắt tiền, lại vừa làm thui chột khả năng sáng tạo của bé. Đồ chơi mà đã quá nhiều chức năng, biết làm đủ thứ thì bé lại chẳng cần phải sáng tạo nữa.
Trong khi đó, đồ chơi đơn giản giúp bé phát huy tối đa trí tưởng tượng của mình, bởi nó không có sẵn gì hết, bé phải tự mình làm cho nó đặc sắc hơn. Chỉ nên mua cho bé những món đồ chơi đơn giản như những khối hình vuông tròn, màu sắc đơn giản hay vài hộp đất nặn. Với những bé trai, cũng nên mua ô-tô, nhưng chỉ mua những cái đơn giản và có hình khối, màu sắc rõ ràng. Tránh những món đồ chơi rườm rà, quá nhiều chức năng. Với bé gái, hãy mua con búp bê đẹp nhưng đơn giản, chẳng hạn không biết khóc, không biết đi để bé sẽ phải tự tưởng tượng, đóng kịch để hành động và nói năng thích hợp với tình huống.
Không nên mua đồ chơi điện tử cho bé.
2. Đừng cho con quá nhiều đồ chơi
Đừng tưởng rằng càng nhiều đồ chơi thì bé càng học hỏi được nhiều, mà là ngược lại. Khi được cho một đồ mới, quá trình phản ứng của bé là gồm 2 phần: trước tiên là tìm hiểu, sau đó là chơi với món đồ chơi.
Khi tìm hiểu, bé sẽ thắc mắc: bộ phận này là gì, để làm gì? Còn khi chơi, bé sẽ tự hỏi: chơi thế nào đây, có thể chơi những cách nào? Những bé chơi nhiều hơn sẽ có xu hướng giỏi sáng tạo, phát huy cảm xúc và trí tưởng tượng.
Khi có quá nhiều đồ chơi, bé sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu hết món này rồi món kia, cuối cùng không có đủ thời gian thực sự chơi và tìm tòi những cách chơi mới. Hơn nữa, chơi quá nhiều món, trẻ sẽ rất khó tập trung, không phát huy được hết tác dụng của từng loại đồ chơi. Chỉ cần một hai món đồ bé thật sự yêu thích và tập trung cao độ vào đồ chơi đó còn hiệu quả hơn nhiều so với việc được tiếp xúc với nhiều đồ chơi mà chỉ hời hợt một lát rồi lại bỏ.
Nhiều đồ chơi quá còn khiến bé nhanh chán bởi chơi món này được một lát lại bỏ đi để lấy món khác. Nếu để tình trạng “cả thèm chóng chán” này diễn ra thường xuyên, có thể sẽ khiến bé dần dần hình thành tâm lý không còn trân trọng những đồ vật xung quanh, mất đi sự háo hức có món đồ chơi mới, không còn chờ đợi và mất đi khả năng tò mò khám phá thế giới xung quanh.
Khi thấy bé hay vứt đồ chơi, mẹ cần biết được đó là dấu hiệu của việc bé đã quá “thừa mứa” và ít coi trọng đồ chơi nữa.
3. Chơi cùng con
Nhiều cha mẹ mua đồ chơi cho con là để con ngồi ngoan, không quấy rối để cha mẹ nghỉ ngơi hay làm việc. Tất nhiên là bé sẽ ngồi yên khi có món đồ chơi mới. Nhưng cha mẹ ơi, có cha mẹ cùng chơi với con sẽ đáng giá hơn một tủ đầy đồ chơi. Dành thời gian với con là món quà tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho con.
Vậy nên thay vì ngồi lướt Facebook hay xem TV, cha mẹ hãy ngồi chơi cùng con, với những món đồ chơi đơn giản. Thay vì lao vào kiếm thật nhiều tiền, hãy tạm thời bỏ bớt một phần công việc (và cả thu nhập), để có thời gian dành cho con. Con chỉ có một tuổi thơ, còn cơ hội kiếm tiền thì cha mẹ có thể tìm lại được.