• Trang chủ
  • > Sách
  • > An toàn
  • > Nguy cơ nhiễm độc chì từ đồ chơi
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Nguy cơ nhiễm độc chì từ đồ chơi

Nguy cơ nhiễm độc chì từ đồ chơi

  • Tác giả:
  • Thể loại: An toàn
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nhiều bé được tặng đồ chơi và các món trang sức đồ chơi trong các dịp lễ nhưng một số món có chứa chì. Chì không thể nhìn thấy được bằng mắt thường và không có mùi.

Trẻ có thể bị nhiễm chì đơn giản chỉ bằng cách cầm các món đồ chơi bình thường. Trẻ sơ sinh và trẻ chập chững lại còn rất thường xuyên cho đồ chơi, ngón tay và các thứ khác vào miệng nữa và có thể bị nhiễm chì thông qua cách này.

1. Chì trong đồ chơi

Bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ phơi nhiễm chì từ các món đồ chơi bằng kim loại và nhựa, đặc biệt là các món đồ chơi nhập khẩu, đồ chơi cổ, và các món trang sức đồ chơi.

Đồ chơi nhập vào Mỹ, đồ chơi cổ và các bộ sưu tập đồ chơi thường chứa chì. Để giảm nguy cơ phơi nhiễm chì cho trẻ, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC) ban hành lệnh thu hồi những món đồ chơi có thể chứa nguy cơ này. 

Làm thế nào để tôi biết một món đồ chơi có chứa chì hay không?

Chỉ có các phòng kiểm nghiệm được công nhận mới có thể kiểm tra chính xách một món đồ chơi có chì hay không.

Hiện có bán các bộ tự-kiểm-tra nhưng chúng không xác định được món đồ chơi chứa bao nhiêu chì và chúng ta không biết được kết quả kiểm tra ra có đáng tin cậy hay không.

Tôi nên làm gì nếu tôi lo lắng con mình phơi nhiễm chì từ đồ chơi?

Nếu bạn nghĩ con mình phơi nhiễm với một món đồ chơi chứa chì, ngay lập tức bỏ món đồ chơi đó đi.

Cách duy nhất để xác định kết quả là mang con bạn đi kiểm tra máu. Liên hệ với bác sĩ của con bạn để hỏi xem có cần phải làm xét nghiệm máu hay không và bác sĩ cũng sẽ là người đề nghị có cần biện pháp điều trị nếu con bạn nhiễm chì hay không.

2. Chì trong các món trang sức đồ chơi

Đeo đồ chơi trang sức có ảnh hưởng như thế nào?

Chỉ đeo các món đồ chơi trang sức chứa chì thì không làm tăng lượng chì trong máu của trẻ. Tuy nhiên nhai hoặc mút chúng thì sẽ dẫn đến việc đó. 

Hãy đảm bảo rằng trẻ không tiếp xúc với các món trang sức hoặc các vật dụng khác có chứa chì. Trẻ có thể bị nhiễm độc chì nếu nuốt phải hoặc bỏ một món trang sức có chứa chì trong miệng.

Tôi nên làm gì nếu biết con mình đã bỏ đồ trang sức có chứa chì vào miệng?

Nếu bạn nghĩ bé đã cho đồ trang sức có chứa chì vào miệng, hãy loại bỏ món đồ và đưa bé đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể cho bé kiểm tra máu và đề nghị phương pháp điều trị nếu cần.

Không có ngưỡng an toàn dành cho lượng chì trong máu, và hầu hết trẻ em với lượng chì cao trong máu không có triệu chứng biểu hiện gì. Khi lượng chì tăng cao, việc học hành và ứng xử của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Kiểm tra máu là cách duy nhất để biết liệu trẻ có lượng chì cao trong máu hay không.

Bạn nên đọc
Quảng cáo