• Trang chủ
  • > Sách
  • > An toàn
  • > Nhận biết hội chứng đuối cạn
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Nhận biết hội chứng đuối cạn

Nhận biết hội chứng đuối cạn

  • Tác giả:
  • Thể loại: An toàn
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Khí hậu đang vào cao điểm mùa nóng, giữa trưa nhiệt độ lên đến 36, 37 độ C, chiều tối mà nhiệt độ còn 32, 33 độ C. Nhiều bậc cha mẹ tận dụng ngày nghỉ cuối tuần đưa con đi bơi, một phần tập bơi cho con nhưng chủ yếu là giúp con giải nhiệt cái nóng mùa hè dưới làn nước mát của hồ bơi.

Bất kì đứa trẻ nào cũng thích nghịch nước, thích ngâm mình dưới nước và chơi đùa. Tuy nhiên cũng chính tính hiếu động của mình, mà trẻ thường gặp rất nhiều nguy hiểm khi bơi.

Mới đây, trên một trang báo nước ngoài đưa tin một cậu bé 10 tuổi đã tử vong sau 1 giờ kể từ khi rời hồ bơi, do một hội chứng vô cùng nguy hiểm. Nhiều mẹ thắc mắc tại sao sau khi bơi 1 giờ thì đứa trẻ đó mới chết, mặc dù trước đó cậu bé vẫn nói chuyện, đi lại bình thường.

Theo các chuyên gia sức khỏe tại Mỹ thì cậu bé ấy bị một hội chứng có tên là đuối cạn (hay còn gọi là đuối nước). Chỉ cần trẻ uống phải một lượng nước nhỏ vào trong phổi cũng có thể gây là hiện tượng này. “Chỉ cần 6 thìa nước đi vào phổi cũng khiến một đứa trẻ tử vong".

Tai nạn đuối cạn xảy ra khi trẻ đang chơi đùa trong nước thì vô tình bị sặc nước hoặc suýt chết đuối mà được cứu sống. Điều đáng lo ngại là sau những cơn ho sặc, trẻ vẫn hoạt động bình thường, vẫn vui chơi, ăn uống và trò chuyện. Nhưng thực chất một lượng nước uống trong lần chết hụt đó vẫn đang tích tụ trong phổi.

Không giống như chết đuối bình thường, triệu chứng của đuối cạn không xuất hiện ngay lập tức. Về sau, phổi bị kích thích tiết ra dịch và dẫn tới hiện tượng phù phổi, làm trẻ khó thở hoặc không thể thở được, có thể gây tổn thương não.

Trong một số trường hợp, chết đuối trên cạn có thể xảy ra 72 giờ sau khi gặp nạn.

Chị Cassandra Jackson đến từ Nam Caroline, Mỹ chia sẻ về trường hợp đuối cạn xảy ra với chính cậu con trai 10 tuổi Johnny: “Tôi chưa bao giờ biết rằng, một đứa trẻ có thể đi lại, nói chuyện trong khi phổi của nó bị ngập nước”.

Cassandra vẫn chưa thể quên ngày chủ nhật “định mệnh” đó. Cô đưa con trai đến một bể bơi công cộng ở gần nhà. “Sau khi bơi xong, hai mẹ con cùng đi bộ về nhà, vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Tôi còn tắm cho cháu và cháu nói buồn ngủ. Sau đó khi vào phòng, tôi phát hiện mặt cháu đầy bọt màu trắng và cháu đã tử vong”.

Chị Cassandra muốn chia sẻ câu chuyện đau buồn của mình để cảnh báo các bậc cha mẹ khi cho con đi bơi, không nên bỏ qua bất kì dấu hiệu nào của con, nhất là sau khi con bị sặc nước. Mặc dù tại hồ bơi trẻ có thể an toàn và bình thường trở về nhà, nhưng nếu gặp hiện tượng đuối nước trẻ có thể chết ngay sau đó.

Đây là những dấu hiệu nhận biết hội chứng đuối cạn, mẹ cần biết nha!

Khó thở, đau tức ngực

Ho dữ dội

Mệt mỏi một cách bất thường

Hành vi bất thường liên quan đến chức năng não, ví dụ như nói lắp hoặc thiếu nhận thức.

Mặc khác, nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con khi đi bơi, các bậc cha mẹ nên chú ý những điều sau đây:

Nên cho con đi khám bác sĩ xem có những bệnh mạn tính, đặc biệt về hô hấp, tai mũi họng hoặc những bệnh có nguy cơ lây nhiễm khi đi bơi không.

Nên chọn hồ bơi không quá đông người, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nước trong thấy đáy.

Nếu trẻ còn nhỏ, nên có thầy hướng dẫn bơi cho trẻ bài bản ngay từ đầu để tránh những thói quen sai cũng như có hiệu quả về mặt sức khỏe.

Không nên ngâm nước lâu quá dưới 30 phút cho trẻ dưới 5 tuổi và dưới 60 phút cho trẻ trên 5 tuổi.

Khi đi bơi nên bôi kem chống nắng, trang bị kính bơi chống tia tử ngoại cho trẻ.

Nên có cha mẹ hoặc người hướng dẫn giám sát trẻ thường xuyên khi trẻ bơi nhằm phát hiện sớm tai nạn xảy ra.

Tốt nhất chỉ cho trẻ bơi trong thời gian vừa sức, uống nước đầy đủ. Khi lên bờ tắm rửa sạch sẽ ngay với xà bông, rửa mắt, mũi, tai với nước muối sinh lý vô trùng. Cùng với đó là lau khô tai, súc miệng nước muối… Khi phát hiện dấu hiệu gì nên đến khám bác sĩ.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo