• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • > Những hoạt động vui chơi giúp thúc đẩy kỹ năng nói
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những hoạt động vui chơi giúp thúc đẩy kỹ năng nói

Những hoạt động vui chơi giúp thúc đẩy kỹ năng nói

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Đôi khi bạn cảm thấy khó lòng hiểu được những gì bé đang nói? Bạn có thể giúp bé trao dồi kỹ năng nói bằng cách trở thành một người biết lắng nghe tích cực.

Điều này không có nghĩa là chỉ nghe những gì bé nói mà bạn còn phải trực tiếp tham gia vào cuộc hội thoại với bé nữa: Đặt câu hỏi, đưa ra nhận xét, thúc đẩy cuộc trò chuyện và cho bé nhiều cơ hội để phát biểu suy nghĩ của mình.

Dưới đây là một số trò chơi và hoạt động bạn có thể áp dụng để giúp bé thúc đẩy kỹ năng nói:

Cách học thiên về thính giác

Nói chuyện với bé bất cứ khi nào hai mẹ con “đụng mặt” nhau. Nói với bé về một câu chuyện bạn đọc được trên báo. Kể lại một cuộc trò chuyện giữa bạn và một người bạn. Khi dắt bé đi mua sắm, hãy mô tả tất cả những gì bạn mua.

Tạo thói quen kể lại tất cả các công việc trong ngày. Ví dụ đang giặt quần áo, bạn có thể nói về phân loại quần áo, chất liệu, màu sắc, chất tẩy rửa, thời gian giặt, nước xả…

Có thể bé tỏ ra không chú ý, nhưng bé được hấp thụ vốn từ và cấu trúc câu một cách tự nhiên. Đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe bé lặp lại một câu mà bạn đã nói khi nói chuyện với người khác.

Hãy hỏi những câu hỏi mở. Nếu bạn hỏi bé một câu như “Con làm gì ở công viên?” bạn sẽ nhận được một câu trả lời chi tiết hơn là “Con có chơi ở công viên không?”

Nếu bé trả lời chậm, bạn có thể hỏi cụ thể hơn “Con đã chơi những trò gì?”. Cho bé cơ hội để được mô tả những gì bé đã trải qua và lắng nghe nhiệt tình, ngay cả khi bé quên một vài chi tiết hay đó cũng chỉ là một ngày bình thường. Những điều này đều có tầm quan trọng nhất định đối với bé.

Và bạn cũng có thể tận hưởng những cuộc trò chuyện kéo dài, vì chẳng mấy chốc, ngồi cạnh bạn sẽ là một đứa trẻ vị thành niên chẳng bao giờ nói gì với cha mẹ.

Thu âm lại khi bé kể một câu chuyện hay hát một bài hát và mở cho bé nghe lại. Bé sẽ thích giọng nói của mình và cũng bị cuốn hút bởi cách diễn đạt của mình nữa. Những bản ghi âm này cũng là những bức chân dung giọng nói dễ thương của bé mà bạn có thể lưu giữ làm kỷ niệm.

Đọc lại một câu chuyện cũ yêu thích của bé. Đọc lại câu chuyện và cố tình đọc sai để bé phát hiện và sửa lỗi cho bạn. Chắc chắn bé sẽ rất hào hứng đấy!

Cách học thiên về thị giác

Quay video bé đang đọc một quyển sách hay đang kể một câu chuyện nào đó. Có thể cho bé ăn mặc giống một nhân vật nào đó và diễn lại một phân cảnh mà bé thích. Sau đó cùng xem video với bé và hỏi để bé nói về vai diễn của mình, nhớ khen ngợi khả năng nói của bé mẹ nhé!

Đừng làm lớn chuyện nếu bé phát âm sai. Hãy để bé luôn thoải mái khi nói chuyện trước mặt người khác, đừng nghiêm trọng như là chuẩn bị cho bé diễn thuyết ở nơi đông người.

Đề nghị bé kể lại một chương trình truyền hình mà bé thích xem. Bé thích nói về những gì mình biết và đang thưởng thức. Cách tốt nhất để bắt đầu là hỏi bé chuyện gì đang xảy ra trong chương trình đó vậy. Bé sẽ hào hứng kể cho bạn nghe.

Cách học vật lý

Cùng bé đi dạo trên một lộ trình tự nhiên và mang theo một cái hộp để bé thu thập kho báu của mình (lông chim, lá khô, sỏi…). Khi về nhà, hãy để bé phân loại và mô tả từng hạng mục về kho báu của mình: màu sắc, hình dạng, kích thước, chức năng… và nơi bé tìm thấy chúng. Và bé cũng có thêm một bộ sưu tập ngộ nghĩnh của mình.

Chơi trò chơi kể chuyện gia đình. Một người lớn bắt đầu câu chuyện (Ví dụ như là: Ngày xửa ngày xưa, có một con rồng nhỏ sống trong một cái hang dưới chân một ngọn núi rất xa xôi). Rồi lần lượt mỗi người kể thêm một câu để thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Bé sẽ thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tự tin thể hiện ý tưởng của mình.

Hãy để bé kêu lên bất cứ lúc nào bé muốn, nhưng nếu bé không hỏi và trả lời hoàn chỉnh một câu, hãy nhắc nhở bé. Con rồng có màu gì? Chú ấy có tất cả bao nhiêu anh chị em?...

Đề nghị bé kể cho bạn nghe một câu chuyện nhỏ và rồi viết lại câu chuyện đó lên giấy. Có thể hỏi về một sự kiện quan trọng sắp tới hay một buổi hẹn đã được lên lịch sẵn để bé có dữ kiện để nói và viết.

Nếu bé không nói được những chi tiết quan trọng hay nói một điều gì đấy bạn không hiểu, hãy hỏi bé để hiểu rõ hơn. Khi bé mô tả một điều gì đấy cho bạn, bạn có thể chỉnh sửa lại rồi hỏi lại bé có phải thế không? Bé sẽ ngẫm nghĩ về những cách khác nhau để diễn đạt cùng một ý.

Gợi ý bé vẽ một bức tranh và ghi vào đó một câu chuyện có liên quan. Bé có thể tự mình làm một cuốn truyện tranh be bé. Sau đó, bạn có thể lấy “quyển truyện” của bé ra theo định kỳ và nhờ bé kể lại câu chuyện đó cho bạn nghe.

Bạn nên đọc
Quảng cáo