- Trang chủ
- > Sách
- > Phát triển trí tuệ và nhận thức
- > Những trò chơi phát triển trí tuệ tốt nhất cho bé 3 - 4 tuổi
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Những trò chơi phát triển trí tuệ tốt nhất cho bé 3 - 4 tuổi
- Tác giả:
- Thể loại: Phát triển trí tuệ và nhận thức
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 05/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
1. Trò chơi xếp hình
Phát triển trí não, trí tưởng tượng, khả năng giải quyết vấn đề, sự tập trung, kiên nhẫn, kỹ năng sắp xếp công việc… là những gì bạn có thể rèn luyện cho bé qua trò chơi này. Đây có lẽ là bộ đồ chơi mà bạn có thể dễ dàng để mua nhất bởi nó có ở hầu hết các cửa hàng đồ chơi cho trẻ em. Chủ đề, màu sắc và kích thước đều rất đa dạng để bạn không khó khăn gì để chọn được một sản phẩm phù hợp với con mình. Đi kèm với các bộ đồ chơi này bao giờ cũng có hướng dẫn lắp ghép, ban có thể để con lắp ghép giống như vậy nhưng sau đó bạn cũng nên khuyến khích trẻ tự sáng tạo ra những cái mà con muốn và theo trí tưởng tượng của con cũng là một cách để kích thích sự sáng tạo ở mỗi đứa trẻ.
2. Trò chơi ghép hình
Phát triển tính kiên nhẫn, khả năng quan sát, ghi nhớ, tập trung, nhận dạng hình ảnh, nhận thức về thế giới xung quanh, kỹ năng giải quyết vấn đề, sự khéo léo của đôi bàn tay… là những gì bạn có thể rèn luyện cho trẻ thông qua trò chơi này. Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều loại với số mảnh ghép khác nhau, cũng giống như bất cứ trò chơi nào khác hãy bắt đầu từ những gì dễ nhất có thể là 1,2 mảnh ghép đến24, 48, 60 và 100 mảnh. Bạn cũng nên lựa chọn loại có chất lượng tốt để mỗi mảnh ghép có đủ độ cứng, độ ăn khớp và màu sắc đẹp mắt giúp trẻ hứng thú hơn. Nếu có thời gian bạn có thể cùng con tự tạo ra một bộ ghép hình “có một không hai” cho riêng con bằng cách vẽ tranh vào một tấm bìa cứng sau đó cắt thành các mảnh và ghép ngược lai để nhận một bức tranh hoàn chỉnh. Được tự mình tạo ra trò chơi cho chính mình hẳn con sẽ thích thú hơn rất nhiều.
3. Trò chơi tìm đường
Đây cũng là một trò chơi rất thú vị, bạn nên cho con thử. Hãy để trẻ ở vai trò người khám phá đang tìm đường đến kho báu hay đang giải cứu các bạn bị mắc kẹt ở đâu đó. Khả năng tập trung, tinh mắt, kiên trì sự khéo léo của đôi tay sẽ được rèn luyện thông qua trò chơi này. Bạn cũng nên để trẻ bắt đầu từ dễ và tăng dần độ khó và tuyệt hơn nếu bạn lựa chọn được theo chủ đề mà con yêu thích.
4. Trò chơi tìm điểm khác nhau giữa hai bức tranh
Trò chơi này rất hữu hiệu để rèn sự tinh mắt. Hãy chọn những bức tranh về các chủ đề theo sở thích của từng trẻ để tăng sự hứng thú. Bạn cũng nên tăng độ khó dần dần, mới đầu có thể chỉ là 1,2 điểm khác biệt sau đó tăng lên 5,10 rồi 20 điểm. Sẽ thú vị hơn nếu bạn cùng chơi với trẻ.
Ngoài ra, cũng với những bức tranh đó bạn có thể khai thác thêm các hoạt động khác như yêu cầu bé tìm đồ vật gì đó đang ở vị trí nào trong bức tranh. Vừa thay đổi hoạt động cho đỡ nhàm chán vừa rèn sự tập trung và phát triển thị giác cho trẻ.
5. Trò chơi tìm điểm vô lý
Khả năng quan sát thực tế, ghi nhớ, kỹ năng phân tích… là những gì mà bạn có thể rèn luyện cho con thông qua trò chơi này. Chẳng hạn như thay vì cá heo sống ở dưới nước trong bức tranh cá lại đang làm tổ trên cây và trẻ sẽ phải tìm ra đó là điều vô lý. Với trò chơi này bạn cũng nên tăng dần độ khó để trẻ không cảm thấy chán nản. Hãy bắt đầu từ những đồ vật gần gũi với trẻ hằng ngày rồi mới rộng ra môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, cho dù chơi bất cứ trò gì thì thú vị nhất vẫn là được chơi cùng bố mẹ. Đó cũng là khoảng thời gian để bố mẹ được học, học cách hiểu con mình, biết điểm mạnh điểm yếu của con để phát huy và rèn luyện thêm. Một đứa trẻ thiếu kiên nhẫn, độ tập trung chưa cao bạn sẽ biết làm sao để cải thiện điều này. Một đứa trẻ thiếu những quan sát thực tế bạn cũng sẽ có cách để khắc phục điều này cho con. Không có đứa trẻ nào hoàn hảo cả và cũng không có ai hiểu con hơn chính bố mẹ của chúng.
Nuôi dưỡng và phát huy năng khiếu hội họa của con
Những trò chơi đơn giản ngay tại nhà lại giúp bé phát triển trí não cực tốt
Những kiểu ăn sáng không tốt cho con
Top 13 việc làm hàng ngày nuôi dưỡng tính logic và khoa học trong bé ngay từ khi còn nhỏ
Tổng hợp: Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi