- Trang chủ
- > Sách
- > Kiêng cữ trong thai kỳ
- > Sinh con nặng cân, đừng vội mừng
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Sinh con nặng cân, đừng vội mừng
- Tác giả:
- Thể loại: Kiêng cữ trong thai kỳ
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Nếu không kiểm soát cân nặng, đặc biệt là những tháng cuối của thai kì thai phụ dễ có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ nặng cân. Theo số liệu lâm sàng cho thấy, từ tuần 42 đến tuần 44 mà thai phụ chưa sinh thì tỉ lệ sinh ra những đứa trẻ khổng lồ là 43%. Sau khi sinh khoảng 1 tiếng, nếu thể trọng của trẻ đạt hoặc hơn 4kg, các bác sĩ gọi đây là những đứa trẻ khổng lồ (macrosomia).
Sinh con nặng cân, cả mẹ và bé đều đối mặt với một loạt nguy cơ sức khỏe.
Nguyên nhân sinh ra những đứa trẻ nặng cân:
Thai phụ hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều và ít vận động chính là nguyên nhân khiến trẻ tăng cân quá nhiều.
Trước hoặc trong khi mang thai, thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ sinh con nặng cân rất cao.
Nhận biết trẻ nặng cân: Dựa vào những số liệu của đợt kiểm tra thai kì cuối:
Chiều cao tử cung và chu vi bụng ≥ 140cm
Đường kính lưỡng đỉnh ≥ 9,6cm.
Chiều dài xương đùi ≥ 7,5cm.
Trong 3 chỉ tiêu này, nếu bạn có đến 2 chỉ tiêu thì có thể phán đoán con bạn sinh ra sẽ là trẻ khổng lồ. Nếu biết thai phụ có nguy cơ sinh ra trẻ khổng lồ, các bác sĩ sẽ chỉ định đẻ bằng phương pháp sinh mổ.
Nguy cơ sức khỏe với mẹ và bé khi sinh con “khổng lồ”
Những đứa trẻ khổng lồ cần nhiều không gian để phát triển khi ở trong bụng người mẹ, nếu túi ối căng giãn quá mức sẽ khiến màng ối bị vỡ, hơn nữa, cơ thể của những đứa trẻ khổng lồ sẽ tạo áp lực lớn đè nặng lên hai cánh tay của trẻ, nguyên nhân là do vòng đầu quá lớn, khi đến thời điểm sinh nở dễ xảy ra tình trạng sinh khó ở mẹ bầu
Sau khi sinh, những đứa trẻ khổng lồ có tỉ lệ mắc các bệnh như vàng da, cholesterol cao, tụt huyết áp… cao hơn nhiều so với những đứa trẻ có cân nặng bình thường.
Khi trưởng thành, những đứa trẻ khổng lồ dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cholesterol cao, bệnh tim mạch.
Một số lưu ý để thai phụ không sinh con “khổng lồ”:
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động thích hợp.
Thường xuyên kiểm soát thể trọng trong thai kỳ và duy trì ở mức hợp lý.
Chú ý đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Nếu phát hiện thai nhi phát triển quá nhanh, các thai phụ nên đến ngay bệnh viện làm xét nghiệm dung nạp glucose để tránh mắc bệnh tiểu đường thai kì.