• Trang chủ
  • > Sách
  • > Khám thai và chích ngừa
  • > Sự cần thiết của chích ngừa cúm khi mang thai
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự cần thiết của chích ngừa cúm khi mang thai

Sự cần thiết của chích ngừa cúm khi mang thai

  • Tác giả:
  • Thể loại: Khám thai và chích ngừa
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Giao mùa và mùa lạnh là hai thời điểm rất thuận lợi để bệnh cúm bùng phát. Đối với mẹ đang mang thai và trẻ em, vì sức đề kháng kém nên rất hay bị nhiễm cúm. Đặc biệt, cúm trong thai kỳ có thể gây tổn thương cho cả mẹ và con.

Vì sao mẹ bầu dễ bị nhiễm cúm?

Bởi vì khi có bầu, cơ thể người phụ nữ trở nên yếu ớt hơn bình thường, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ - khi cơ thể còn đang thích nghi với “sinh vật lạ” đang hình thành và lớn dần trong bụng. Thai nhi có mặt trong bụng mẹ khiến hệ thống miễn dịch của mẹ sẽ suy giảm đi nhiều để chấp nhận sinh linh bé bỏng trong người cho đến khi đủ ngày tháng để sinh ra đời (mẹ tưởng tượng giống như có một cây tầm gửi mọc lên thân cây lớn để sinh dưỡng). Chính vì sức đề kháng yếu, nên khi thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè sẽ khiến chị em bầu bí rất dễ mắc cảm cúm. Đa số các mẹ bầu thường mắc cảm cúm trong ba tháng đầu như một triệu chứng ốm nghén (ho, sổ mũi, người mệt mỏi).

Nguy hiểm nào với mẹ bầu khi mắc cúm?

Từ khi mang thai, các mẹ bầu được khuyến cáo hạn chế dùng thuốc nên các bệnh nhiễm khuẩn như cảm cúm trong quý đầu thai kỳ rất nguy hiểm. Mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị biến chứng rất nặng của bệnh, thai nhi cũng có nguy cơ bị tổn thương hay bị sanh non. Phụ nữ mang thai có thêm các bệnh như bệnh hen suyễn hoặc bệnh tiểu đường sẽ tăng nguy cơ bị biến chứng gấp 3-4 lần khi nhiễm thêm cúm.

Khi mẹ bầu đã mắc bệnh cúm thì bệnh thường nặng hơn những người bình thường. Trong các tổn thương do cúm ở mẹ bầu như suy tim, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, thì suy hô hấp (viêm phổi) là nguy hiểm nhất bởi vì phụ nữ mang thai có nhu cầu oxy lớn trong khi hệ miễn dịch yếu đi, vì thế mà nguy cơ viêm phổi ở phụ nữ mang thai cũng cao hơn và nguy hiểm hơn. Trong đại dịch cúm toàn cầu H1N1 vào năm 2009, đa số những ca tử vong ở Việt Nam đều là phụ nữ đang mang thai.

Thai nhi trong bụng người mẹ bị cúm cũng có thể bị sẩy thai hoặc thai bị nhiễm bệnh vì vi khuẩn, virus từ mẹ có thể đi qua bánh nhau vào máu thai nhi và gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu hoặc những dị tật bẩm sinh cho thai.

Đừng quên chích ngừa cúm thai kỳ

Phụ nữ đang hoặc sẽ mang thai, và nhất là mang thai trong mùa cúm cần phải chích ngừa cúm để tránh nguy cơ bị biến chứng phổi nghiêm trọng khi bị bệnh cúm, có khi dẫn đến tử vong. Vắc-xin ngừa cúm an toàn và hiệu quả trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Vaccine cúm dạng chích là vaccine chết (khác với các vaccin sống như vacccin sởi, quai bị, rubella, trái rạ… lại khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ đã có thai), chưa có nghiên cứu nào cho đến nay chứng minh vắc-xin ngừa cúm làm tăng nguy cơ biến chứng trên sản phụ hoặc những ảnh hưởng bất lợi trên đến thai nhi.Việc chích ngừa cúm ở phụ nữ đang mang thai không những an toàn mà còn có lợi về nhiều mặt, lợi lớn nhất vẫn là ngừa cúm và các biến chứng nặng của cúm ở bà mẹ mang thai. Tiếp đến, ngừa cúm còn giúp ngừa những vấn đề có thể xảy ra trong thai kỳ như sảy thai, sanh non hay con sanh nhẹ cân do mẹ bị nhiễm bệnh. Quan trọng hơn, mẹ chích ngừa cùm sẽ giúp ngừa được cúm ở bé sơ sinh dưới 6 tháng. Kháng thể bà mẹ tạo ra sau khi chích cúm sẽ được truyền cho bé qua nhau thai đảm bảo bé không bị cúm trước khi bé được tiêm mũi cúm đầu tiên lúc 6 tháng tuổi. Bé sinh ra từ bà mẹ có chích ngừa cúm trong thai kỳ sẽ giảm nguy cơ bị cúm và nhập viện do cúm trong mùa cúm đầu tiên của chúng. 

Bạn nên đọc
Quảng cáo