- Trang chủ
- > Sách
- > Sự phát triển của bé theo tuần
- > Sự phát triển của bé 1 tuổi 1 tháng - tuần thứ 3
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Sự phát triển của bé 1 tuổi 1 tháng - tuần thứ 3
- Tác giả:
- Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 13/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Những trò chơi dạy bé kỹ năng xã hội
Trốn tìm: Chạy đuổi theo mẹ hoặc trốn để mẹ đi tìm có thể nói là một trong các hoạt động yêu thích nhất của một đứa trẻ 13 tháng tuổi. Bé sẽ giấu mình sau một cái ghế, một cuốn sách, hay một cái khăn và tuôn ra những tràng cười khúc khích bất tận khi bạn giả vờ không tìm ra bé. Mẹ cũng có thể thay phiên trốn để bé tìm.
Nhặt đồ: Bé vứt đồ chơi ra khỏi nôi hoặc ở ngoài sân và để bố mẹ chạy đi nhặt về. Bé cũng sẽ rất thích thú khi đưa cho bạn những cuốn sách, đồ chơi hoặc các vật dụng khác và mong chờ bạn đưa lại cho bé. Trò chơi đưa-nhận-đưa lại này là một cách để bé học hỏi về giao tiếp xã hội, một cách để bé tương tác với bố mẹ và với những người xung quanh.
“Hãy xem con nè!”: Bé sẽ rất thích có “khán giả” ngồi xem những trò bé làm đồng thời sẽ lặp đi lặp lại những “màn trình diễn” mà được nhận các phản ứng tích cực, đặc biệt là được vỗ tay khen ngợi. Hãy nắm bắt cơ hội để khuyến khích những hành động tốt mà bố mẹ muốn bé duy trì.
Bắt chước: Để cho bé ngồi đối diện với bạn, hoặc ngồi trên ghế ăn trước mặt bạn. Làm một vài động tác thú vị nhưng đơn giản như vẫy tay, vỗ tay, với tay, hoặc che mặt lại… Cổ vũ và khen ngợi nếu như bé có thể bắt chước theo bạn, nhưng cũng đừng quá lo khi bé chỉ thích ngồi nhìn và cười sằng sặc.
Những vật nguy hiểm
Phụ huynh có thể dạy cho bé biết mình không được chạm vào những thứ dễ vỡ, nguy hiểm hoặc phải tìm mọi cách để cách li chúng ra khỏi tầm tay của trẻ. Điều này tùy thuộc vào sự lựa chọn của bố mẹ. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, bé ở độ tuổi này chưa thể hiểu hết được khái niệm về dễ vỡ hoặc nguy hiểm đâu bố mẹ nhé! Trong lúc này, tốt nhất là bố mẹ cần cẩn thận để những thứ dễ vỡ hay tất cả những vật dụng không muốn bé chạm tới ở thật cao, nơi mà bé không nhìn thấy và với tới được.
Đồng thời lúc này bé đã có thể tự di chuyển được khá thuần thục, bố mẹ cũng cần có các biện pháp “khóa trẻ em” cho các vật dụng trong nhà. Chẳng hạn như lắp thêm khóa tủ; bọc lại những cạnh bàn, cạnh tủ sắc nhọn; lắp các đồ chặn cửa; lắp các miếng chặn ổ điện khi không dùng tới… Cửa ngăn bảo vệ trẻ cũng khá hiệu quả, đặc biệt là nên lắp ở đầu và cuối chân cầu thang để đề phòng trẻ té nhào.
Chia sẻ kinh nghiệm
Bếp đồ chơi có thể là một sự đầu tư tuyệt vời cho các bé gái. Bé tha hồ đập phá các loại nồi chảo, sắp xếp ly chén, giả vờ nấu ăn, thậm chí “rửa chén” trong bồn rửa bé xíu của mình. Bộ đồ chơi này tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều những món đồ chơi khác gộp lại.