• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi 10 tháng – tuần thứ 1
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 10 tháng – tuần thứ 1

Sự phát triển của bé 1 tuổi 10 tháng – tuần thứ 1

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Đối mặt với những thách thức

Bây giờ, con bạn đã bắt đầu có những ý tưởng cụ thể hơn về điều mà bé muốn hoàn thành – chẳng hạn như đẩy được đồ chơi đi hết hành lang; và bé sẽ trở nên cáu kỉnh nếu kế hoạch này bị cản trở, làm phiền. Bé hài lòng khi thành công, và ngược lại, tức tối khi thất bại, tất cả đều là một phần của tinh thần độc lập đang đâm chồi nảy nở.

Vậy việc của bạn bây giờ là gì? Hãy khen ngợi nỗ lực của con, và giúp bé đương đầu với những sự thất vọng. Chẳng hạn, nếu thấy con vật lộn vất vả và sắp khóc đến nơi, bạn có thể nói rằng, “Mang giày vào không dễ con nhỉ, nhưng mà con của mẹ đã rất cố gắng,” hoặc, “Con giận đôi giày này rồi phải không, để mẹ giúp con nhé?”

Nhưng bạn hãy cố kiềm chế, đừng chạy ngay đến giúp con nếu bé mới chỉ hơi hơi bực bội. Việc nhào vào làm giúp con như vậy có thể khiến bé trở nên lệ thuộc vào bạn, và giảm sự tự tin của bé. Thử thách của bạn lúc này là cân bằng giữa khao khát tự nhiên được giúp đỡ và bảo vệ con với nhu cầu để bé được tìm cách giải quyết vấn đề. Hãy kết hợp những hoạt động thử thách với những hoạt động giúp làm tăng cảm giác hãnh diện của bé như là xếp các khối hình hoặc là giúp bạn các việc lặt vặt.

Khi con bướng bỉnh

Mong muốn được tự lực dường như luôn có sẵn trong mọi đứa trẻ, thể hiện trong cả những việc đơn giản nhất, tất cả là do sức mạnh ý chí và quan điểm mạnh mẽ của con. Và điều này nhiều lúc khiến con bướng bỉnh quá mức chịu đựng của bố mẹ. Làm sao để bạn tránh được điều này, hay ít nhất là khiến chúng có thể kiểm soát được?

Câu trả lời ở đây là hãy khiến bé xao nhãng. Vì khả năng tập trung của một đứa trẻ chỉ có khoảng 10 phút hoặc ít hơn, nên bạn hãy chuyển hướng sự tập trung của con, khiến bé quên đi cơn bực tức của mình và làm sang chuyện khác, giảm khả năng bùng nổ. Bạn cũng có thể bế con sang phòng khác, hoặc tốt hơn là đưa bé ra ngoài trời để giúp bé dịu đi.

Một em bé bướng bỉnh đặc biệt có thể bị phân tán đôi chút rồi sẽ nhớ lại vấn đề lúc trước của mình, bé sẽ quay lại từ điểm mà lúc nãy bỏ dở, và có thể lại trở nên cáu kỉnh. Kể cả vậy, bạn vẫn có thêm thời gian cho chính mình bình tĩnh hơn, nghĩ cách kiểm soát tình hình.

Kinh nghiệm bản thân:

“Tôi học được một mẹo từ cô giáo của con ở nhà trẻ để dạy con cách mặc áo khoác. Đó là bạn hãy trải áo xuống sàn, vạt áo hơi mở ra, tay áo cũng trải sang hai bên. Bạn dạy con đứng ngón chân chạm vào cổ áo (tức là sẽ nhìn thấy cái áo lộn ngược đó), sau đó bé cúi xuống, xỏ mỗi tay vào tay áo cùng phía, cuối cùng nhấc 2 tay qua đầu là chiếc áo đã được mặc vào gọn gàng.” – chị Hằng chia sẻ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo