• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi 3 tháng - tuần thứ 1
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 3 tháng - tuần thứ 1

Sự phát triển của bé 1 tuổi 3 tháng - tuần thứ 1

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bé có thể sẽ rất hứng thú với những cuốn sách. Bé chơi với sách, kéo sách ra khỏi kệ, gặm, chồng chất sách thành đống… Bé cũng có thể ngồi trong lòng mẹ rất ngoan để nghe mẹ đọc và lật xem từng trang hình ảnh màu sắc.

Hình thành thói quen đọc sách

Một số đứa trẻ có thể ngồi yên ở độ tuổi này trong khi với những đứa trẻ khác thì đó là một chuyện không tưởng. Do đó đừng vội từ bỏ khi bé của bạn quá hiếu động nhé!

Đầu tiên hết bố mẹ phải thật kiên nhẫn, hãy giới thiệu cho bé xem những cuốn sách sinh động, mới lạ với nhiều hình ảnh bắt mắt, dần dần bé sẽ bắt đầu để ý đến chúng và chịu ngồi yên để lắng nghe dâu chuyện. Về lâu dài, việc đọc sách sẽ là một trong những hoạt động bổ ích nhất, tạo thành một thói quen rất có lợi cho bé về sau này trong quá trình học hỏi và phát triển trí não. Khi nghe đọc sách giúp cho bé mở rộng vốn từ vựng và trải nghiệm niềm vui của việc nghe và kể chuyện. Đọc sách cũng dạy cho bé về những điều mới lạ của thế giới xung quanh và giúp bé phát triển lòng ham học hỏi.

Những cuốn sách cứng là sự lựa chọn hoàn hảo vì mỗi trang sách đều rất dày và cứng cáp, phù hợp và dễ dàng hơn cho bàn tay tí xíu của bé lật trang. Mẹ hãy chọn cuốn sách với các hình ảnh to, rõ ràng và màu sắc tươi sáng. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi tương tác mỗi khi đọc sách cho bé: Chú chó nhỏ đâu rồi con nhỉ? Chú chó nói gì? Mẹ đâu nào?...

Nếu bé tỏ ra không hứng thú với cuốn sách này, mẹ có thể chọn một cuốn khác, với những hình ảnh mới lạ và những giai điệu câu chuyện cuốn hút hơn. Mẹ đừng quên để bé giúp mẹ lật trang nhé!

Nếu bé vẫn không chịu ngồi yên để đọc sách ngay lúc này, mẹ nên kiên nhẫn chờ vào lúc khác thử lại. Trước giờ đi ngủ là phù hợp nhất bởi khi đó bé cũng sẵn sàng nằm yên để được mẹ ôm ấp vào lòng.

Trẻ nhỏ không cần quá nhiều câu chuyện, chỉ cần bé thích, mẹ có thể đọc đi đọc lại hàng tháng trời mà bé không chán. Sự lặp lại giúp bé học hỏi, tìm hiểu từ vựng cũng như quen thuộc với nội dung câu chuyện, và tới một lúc bé thậm chí tranh kể luôn cả kết thúc truyện với mẹ luôn đấy!

Chia sẻ kinh nghiệm

Lời tạm biệt thật khó khăn

Làm sao để nói lời tạm biệt khi mà con cưng cứ mãi khóc đòi mẹ và quằn quại vì nỗi lo lắng tách mẹ xâm chiếm? Việc lén lút rời đi có thể làm cho mọi việc dễ dàng hơn nhưng lại khiến cho nỗi lo trong bé càng tăng cao. Nếu con bạn nghĩ rằng mẹ có thể biến mất bất cứ lúc nào mà không nói trước, bé sẽ càng không thể rời mắt khỏi mẹ nửa giây. Do đó, mẹ phải luôn nói chào tạm biệt bé cho dù có khó khăn đến mức nào nhé! Hãy cố gắng thể hiện thật cứng rắn, không nước mắt dù là bé đang khóc ré lên. Rồi bé sẽ vượt qua khỏi giai đoạn nhạy cảm này nhanh chóng hơn bạn tưởng đấy.

Bạn nên đọc
Quảng cáo