• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi 3 tháng - tuần thứ 4
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 3 tháng - tuần thứ 4

Sự phát triển của bé 1 tuổi 3 tháng - tuần thứ 4

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Cắn rõ ràng một hành vi thiếu văn minh, và thực tế thì con của bạn bây giờ cũng chẳng khác gì người tiền sử là mấy. Khi bé cắn, thường là bởi vì bé không có đủ khả năng ngôn ngữ để diễn tả bản thân. Nếu bé cảm thấy bị đe dọa, đôi lúc những gì bé có thể làm được là cắn và cắn.

Đối phó với trẻ hay cắn

Bố mẹ cần có một chiến lược tốt để xử lý trước khi việc cắn trở thành một thói quen:+ Đầu tiên, hãy xem xét vết thương của trẻ bị cắn để chắc rằng bé vẫn ổn;

Luôn giữ bình tĩnh bởi chẳng thể có sự tiến bộ nào với việc bố mẹ la hét, trừng phạt đứa trẻ hay cắn – trẻ đang bị choáng ngợp với những cảm xúc và không biết cách để kiểm soát. Trên thực tế những đứa trẻ cắn còn khóc nhiều hơn những đứa bị cắn đấy;

Hãy nghiêm khắc nói với con “không được cắn!” và hướng con sang một chuyện khác;

Xem xét nguyên nhân dẫn đến việc con cắn bạn: Con bị bạn dọa nạt? Bạn giành đồ chơi của con? Con khó chịu vì buồn ngủ?... Biết được lí do làm con không kiểm soát được bản thân có thể giúp bố mẹ xoa dịu và tìm cách giải quyết vấn đề của con mình;

Đừng bao giờ cố dạy bé cảm giác bị cắn thế nào bằng cách cắn bé. Điều đó chứng tỏ cho bé thấy là đôi khi cắn người khác cũng chả sao.

Không gian chơi an toàn

Một cách để xử lý trẻ khó bảo là tránh những tình huống mà bạn phải áp dụng kỷ luật với chúng. Giảm thiểu số lần nói “không” bằng cách tạo ra một không gian an toàn với rất nhiều đồ chơi mà bé hoàn toàn có thể tự do chơi trong đó.

Việc tạo một khoảng không gian tuyệt đối an toàn trong nhà cũng thật khó khăn đặc biệt nếu con bạn là một đứa trẻ thích khám phá và mày mò tất cả mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, nếu bạn có thể xoay sở, bạn sẽ tạo cho con một khu vực thân thiện với trẻ em và cho con cơ hội để thăm thú, khám phá xung quanh tự do mà không cần phải kiểm soát bé hoặc nói “không” quá nhiều, đồng thời cũng cho bạn chút thời gian để thư giãn. Bạn vẫn cần phải luôn để mắt tới bé, nhưng dù gì cũng sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn nhiều khi các món đồ dễ vỡ, sắc nhọn, cây cối, dây điện, và những thứ nguy hiểm khác… đều đã được dọn sạch ra khỏi tầm mắt của đứa bé nghịch ngợm.

Mẹo nhỏ cho phụ huynh

Sau các giấc ngủ ngắn và bữa ăn xế, mẹ và bé có thể cùng nhau đi dạo xung quanh nhà khoảng 30 – 40 phút. Mẹ cũng sẽ được thư giãn đôi chút, bé thì có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, xem cây cỏ, nhặt lá, ngắm hoa, hít thở khí trời và đôi lúc lượm lặt những viên sỏi về nhà như một báu vật nghìn vàng. Mỗi thứ bé được trải nghiệm bằng các giác quan của mình đều là một hành trình mới đầy thú vị với bé.

Bạn nên đọc
Quảng cáo