• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi 5 tháng – tuần thứ 4
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 5 tháng – tuần thứ 4

Sự phát triển của bé 1 tuổi 5 tháng – tuần thứ 4

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nếu vẫn chưa từng chứng kiến bất cứ cơn giận dữ nào của bé, có lẽ bạn sẽ sớm gặp thôi. Bé thường nổi cơn tam bành khi tức giận vì không làm được việc gì đó hoặc bị bố mẹ cấm đoán. Cộng thêm sự mệt mỏi và đói bụng càng dễ khiến cho cơn giận bùng nổ.

Kiểm soát cơn giận dữ

Không có cách nào để mẹ có thể “vuốt” cho cơn giận của bé nguôi ngoai cả. Sự tức giận này sẽ tự nhiên mà biến mất nhanh chóng nếu như những người xung quanh tỏ ra bình thường, thậm chí là lờ đi luôn thay vì việc cứ phải xoa dịu bé hoặc giải thích.

Một khi bé đã bắt đầu bình tĩnh lại, hãy cho bé ngồi lên đùi và giúp bé hòa nhập lại với mọi người. Nên thử đánh lạc hướng của cơn giận hơn là cố để thỏa hiệp với những điều bạn không mong muốn. Và nên nhớ là tránh những hình phạt vì bé nổi giận nhé. Ở tuổi này bé vẫn chưa thể kiểm soát tốt được cảm xúc của mình.

Mối nguy hiểm từ nước

Nước là một trong những mối nguy hiểm tiềm ẩn cho trẻ nhỏ hơn bất cứ một thứ gì khác. Ngạt nước là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai ở trẻ em. Chính vì vậy sự cảnh giác cao độ và những hiểu biết về an toàn của người lớn sẽ giúp bảo vệ trẻ tránh những tai nạn đáng tiếc với nước.

Hầu hết các tai nạn thường xảy ra ở hồ bơi. Đây là khu vực vui chơi cực kì hấp dẫn nhưng cũng là một trong những nơi tiềm tàng những nguy hiểm bất ngờ cho trẻ. Nếu ở nhà bạn có hồ hơi, hãy cố theo sát để chắc rằng bé không lởn vởn quanh hồ, khóa cửa ngăn không cho bé tự ý vào khu vực hồ bơi hoặc phải luôn giám sát khi trẻ đang chơi gần bờ hồ. Không có sự cẩn thận nào là quá dư thừa cả.

Khi đưa trẻ đi hồ bơi, phụ huynh cần phải luôn dõi mắt theo bé không được lơ là giây phút nào cả. Trẻ em thường té xuống hồ là chìm luôn chứ không giống như người lớn có thể la hét hoặc giãy giụa. Nếu bạn đưa bé xuống hồ cùng chơi, hãy luôn giữ bé trong tầm tay.

Tuy vậy, hồ bơi không phải là mối nguy hiểm duy nhất. Tất cả những vật có thể chứa nước như bể nước, hồ phao, bồn tắm… đều có thể gây ra tai nạn ngạt nước cho trẻ nhỏ. Tré con vốn không biết nguy hiểm là gì, và khi bị rơi xuống nước một cách bất ngờ, chúng sẽ không thể tự thoát ra được.

Ngay cả một xô đựng vài centimet nước cũng có thể là mối nguy cho trẻ. Trẻ nhỏ thường đầu nặng hơn thân cho nên nếu bị bổ nhào đầu vào xô nước, bé sẽ không tự mình đứng lên được.

Thanh mút, phao tay và những món đồ chơi nổi dưới nước rất thú vị nhưng không thể giữ cho trẻ an toàn. Đôi lúc những món này còn bị cấm không cho xài tại các hồ bơi vì chúng làm cho bố mẹ và nhiều trẻ nhỏ mất cảnh giác. Khi chơi với những đồ chơi dưới nước, trẻ phải luôn có sự giám sát liên tục của người lớn.

Mẹo nhỏ cho phụ huynh

Để giúp bé tập mặc quần áo, mẹ có thể vừa mặc, vừa hướng dẫn cách để bé biết trình tự một cách thú vị. Chẳng hạn như: “Con chui đầu qua cổ áo này”, “Tay con đâu rồi, luồn vào tay áo xem nào!”, “Con thử tìm bàn chân mình qua ống quần xem sao”, “ Kéo khóa lên thôi”… Trình tự mặc đồ lúc này cũng giống như một trò chơi nhỏ và giúp bé cảm thấy mình đang tự mặc quần áo một mình.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo