- Trang chủ
- > Sách
- > Sự phát triển của bé theo tuần
- > Sự phát triển của bé 1 tuổi 7 tháng - tuần thứ 2
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 7 tháng - tuần thứ 2
- Tác giả:
- Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 13/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Xoa dịu những cảm giác bất an
Kể cả những bé vui tươi, dễ tính, chịu hợp tác nhất thỉnh thoảng cũng sẽ mè nheo, khóc lóc, bám bố bám mẹ. Những hành vi này của con là cách để bé nói rằng: “Giúp con với! Con cảm thấy bị quá sức!”
Bé 19 tháng tuổi của bạn đang học những điều mới lạ, đồng thời đang rèn luyện những kỹ năng của mình với tốc độ chóng mặt. Vậy nên sự thất vọng là không thể tránh khỏi, chỉ có điều nó sẽ thể hiện theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ. Hãy chấp nhận những tín hiệu này như cách bé kêu gọi sự chú ý, tình yêu thương và sự chăm sóc của bạn.
Nếu có thể, bạn hãy đáp lại con và cho bé hiểu rằng bạn biết bé đang không vui. Thừa nhận những cảm xúc của bé nhưng đừng quá bận tâm, làm to chuyện với những cơn bão cảm xúc sẽ nhanh chóng qua đi này. Nếu con khóc và trở nên bám dính lấy bố mẹ, thì vài cái ôm và khéo léo giúp bé xao lãng sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề. Nếu con rên rỉ, bạn có thể nói rằng, “Con cứ rên rỉ thế mẹ không hiểu được gì cả. Hãy nói cho mẹ nghe con muốn gì nào?”
Một món đồ cưng của con, chẳng hạn như chiếc chăn ghiền hoặc gấu bông có thể giúp bé làm dịu sự lo lắng, bối rối. Không phải đứa trẻ nào cũng có sự gắn kết gần gũi với những món đồ của mình như vậy, nhưng nếu con của bạn có thì hãy tận dụng. Bạn hãy tạo thói quen mỗi ngày đều có khoảng thời gian riêng tư, yên lặng chỉ có bạn và con, việc này sẽ rất hữu ích, đặc biệt nếu bé đã có một ngày với nhiều sự kiện ở nhà trẻ.
Những hành vi "ăn vạ" này sẽ bớt đi theo thời gian, con bạn sẽ có thể kiểm soát cảm xúc tốt hơn, và xác định được vị trí của mình trong thế giới tốt hơn.
Đi khám bác sỹ
Khi con bị ốm và bạn phải đưa bé đến bác sỹ, sự chộn rộn sẽ làm gia tăng nỗi sợ mà con có thể đã có với trải nghiệm này. Bé có thể liên hệ bác sỹ với cơn đau khi bị tiêm, hoặc cảm thấy bất an vì không biết được những gì sẽ xảy ra kế tiếp nhau tại đó.
Có một mẹo hay là bạn hãy đem theo món đồ chơi yêu thích của con hoặc vài quyển sách theo cùng khi đưa bé đi khám bệnh, những thứ này sẽ giúp làm bé xao nhãng. Hãy hỏi bác sỹ xem liệu bạn có thể cho con ngồi trong lòng khi bác sỹ khám cho bé không.
Kinh nghiệm bản thân
“Trong thời gian dạy con ngồi bô, tôi thường mặc cho con những bộ quần áo dễ mặc và dễ cởi, hoặc không lo lắng quá nhiều về quần áo. Nếu con vừa ngồi xuống đã muốn đứng lên, tôi sẽ giữ bé lại bằng cách nói những lời động viên và hát một bài vui vui, ngớ ngẩn chút cũng được.” – chị Lê chia sẻ.