• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi 9 tháng – tuần thứ 2
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 9 tháng – tuần thứ 2

Sự phát triển của bé 1 tuổi 9 tháng – tuần thứ 2

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Bài học về sự chia sẻ

Chia sẻ bây giờ không phải là điều mà bạn có thể đòi hỏi ở con. “Của con! Của con!” Bé con bạn mới chỉ đang học về sự sở hữu mà thôi. Bé chưa sẵn sàng để đưa cho người khác thứ mà mình đang có, phần vì chưa hiểu được về thời gian (khi nào thì con có lại được đồ chơi này) hay về sự trao đổi qua lại (bạn làm điều này cho mình, mình sẽ làm điều khác cho bạn)…

Vậy nên bạn hãy khen con khi thấy bé nhường, đưa đồ chơi cho bạn cùng chơi với bé. Hãy làm mẫu cho con thấy về sự chia sẻ, và dùng lời nói để giúp con hiểu rõ hơn. Ví dụ, bạn hãy thử hỏi xem có thể cùng chơi với bé được không. Nếu con phản đối thì bạn đừng ép buộc, chỉ nói rằng, “Vậy con chơi xong thì đến mẹ nhé?” Bằng cách chơi thay phiên qua lại, con bạn sẽ bắt đầu hiểu được những khái niệm đầy tình thân ái nhưng cũng rất phức tạp mà bạn mong muốn.

Bạn đừng khăng khăng bắt con phải chia sẻ trong các buổi chơi của bé, và cũng không phải là ý hay nếu bạn đưa đồ chơi của con cho người khác. Tốt nhất khi con có bạn đến chơi, bạn hãy chuẩn bị những món đồ chơi có nhiều bộ phận, chẳng hạn như những khối xếp hình, và để cho lũ trẻ cùng chơi với những khối gỗ mà mình có được.

Sửa sai mà không chỉ trích

Khi buộc phải chỉ trích, hãy chỉ trích hành vi chứ đừng chỉ trích con. Việc bạn chỉ chỉ, dứ dứ ngón tay cũng sẽ chẳng giúp được gì nhiều cho việc dạy bé về cách ứng xử.

Hãy ghép các lời khẳng định lại để làm rõ về những hành vi nào mà bạn thích, và hành vi nào thì không, chẳng hạn như: “Mẹ không thích con hét lên như thế chút nào. Con hãy nói nhỏ nhẹ hơn như mẹ nhé.” “Mẹ không thích con giật hết cả cuộn giấy vệ sinh ra để chơi đâu.” “Mẹ rất thích khi mỗi lần mẹ gọi là con đều chạy lại ngay đó nghe.”

Kinh nghiệm bản thân:

“Khi gấp quần áo, tôi đều sẽ đưa cho con trai tôi vài cái khăn và nhờ bé ‘phụ’ gấp chúng. Bé có thể chẳng gấp được gì cho gọn gàng cả đâu, nhưng đến lúc mà bé xong thì tôi cũng có thể hoàn thành công việc của mình.” – chị Phương Anh chia sẻ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo