• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi 9 tháng – tuần thứ 3
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 9 tháng – tuần thứ 3

Sự phát triển của bé 1 tuổi 9 tháng – tuần thứ 3

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Con luôn hết mình!

Dù là làm trò ngốc nghếch, lăn lộn ăn vạ, hay là gõ gõ thứ gì đó, thì con bạn cũng đều thể hiện rất hào hứng, và có thể lặp đi lặp lại. Đó thật ra là điều tốt, bởi vì trẻ con học hỏi thông qua sự lặp lại này.

Nhưng cũng bởi vì thế mà bé nhà bạn có thể gặp phải khó khăn khi chuyển từ một hoạt động hay một trạng thái tâm trạng này sang hoạt động hay trạng thái tâm trạng khác. Bé không thể ngăn mình lại được. Bạn thậm chí có thể nhận thấy khuynh hướng này trong các kỹ năng vận động tinh của con. Chẳng hạn như khi vẽ tranh, bé không chỉ vẽ vào tập giấy để sẵn trước mặt mà còn nguệch ngoạc ra ngoài, lên giá vẽ hoặc lên bàn, thậm chí cả lên tay.

Phép tắc ở bàn ăn

Một đứa trẻ 21 tháng tuổi thường đang phát triển một số kỹ năng tự xúc ăn tử tế, như là xúc đầy một muỗng thức ăn, rồi đưa nó lên mồm, hay dùng nĩa để xiên thức ăn, hay uống nước từ cốc… Nhưng con bạn có sẵn lòng “thi triển” hết những khả năng này một cách phù hợp ở bàn ăn cùng với cả nhà hay không lại là chuyện khác.

Tùy thuộc vào tính khí của con bạn mà bé có thể trở thành một em bé ăn uống gọn gàng hơn nhiều, hoặc bừa bộn hơn nhiều. Đến sinh nhật lần thứ 2 của con, bé có thể cảm thấy bực bội khi làm đổ nước hoặc dây thức ăn ra tay, ra quần áo. Mặt khác, bé cũng có thể tiếp tục dùng thức ăn trên tay như màu vẽ để sáng tạo “nghệ thuật” thêm nhiều tháng nữa.

Kinh nghiệm bản thân:

“Con tôi thường cứ đòi uống nước liên tục chứ chẳng chịu ăn bao nhiêu nên tôi chỉ đợi cho đến khi con ăn gần xong thức ăn của mình rồi mới cho bé uống gì đó. Làm như vậy, bé của tôi không bị no nước và chán ăn.” – chị Chi chia sẻ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo