• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 3 tuổi 3 tháng - tuần thứ 3
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 3 tuổi 3 tháng - tuần thứ 3

Sự phát triển của bé 3 tuổi 3 tháng - tuần thứ 3

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 07/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trẻ con tuổi này vẫn còn cái tật bỏ nhiều thứ lung tung vào mồm. Bé đã lớn và được đi nhiều nơi hơn, chạm vào nhiều thứ hơn so với trước đây. Bé còn có thể tự đi vệ sinh nữa... Tất cả những lý do đó đều dẫn đến việc bố mẹ cần khiến cho việc rửa tay trở thành một việc tất yếu hàng ngày của con, để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho bé yêu của mình.

Bạn hãy nhấn mạnh cho con hiểu rằng bé cần rửa tay trước mỗi khi ăn và sau khi đi ra ngoài về nhà. Bạn chỉ cần giải thích đơn giản cho con hiểu về tầm quan trọng của việc rửa tay, rằng tuy bé không nhìn thấy được nhưng có những con vi trùng bám trên tay bé, và bé rất cần làm cho chúng biến mất xuống cống bằng cách rửa tay sạch để khỏi bị bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp con cảm thấy vui vẻ và thoải mái với nước và xà phòng bằng cách cho bé rửa những món đồ chơi của mình.

Để giúp cho việc rửa tay của con được đúng cách ngay từ đầu, thuận tiện thao tác để có thể trở thành thói quen, bạn hãy kê một chiếc ghế hoặc bục ở trước bồn rửa để con có thể với đến vòi và rửa tay dễ dàng, bạn lưu ý chỉ cho con về cách hoạt động của vòi nước nóng lạnh nữa nhé. Làm mẫu cho con thấy cách xoa xà phòng đều trên tay – trên mu bàn tay, lòng bàn tay, và giữa các kẽ ngón tay; hát bài “Kìa con bướm vàng” trong khi rửa tay là cách dễ dàng để bảo đảm bé rửa tay đủ lâu để sạch. Dạy con cách lau khô tay bằng khăn sau khi đã rửa sạch nữa nhé.

Cuộc sống của bạn

Dù là do bực tức hay quá hạnh phúc và hãnh diện, đôi khi bố mẹ vô tình dán nhãn các con mình: “Con hỗn quá nhé!” “Con đừng bướng nữa!” “Con đẹp trai ghê!” “Bé Ti nhát quá đi!” Dù tích cực hay tiêu cực thì những cái nhãn này có thể giới hạn nhận thức của con, và suy nghĩ của bé về chính mình. Hãy nhớ lại về những cái nhãn bạn đã nhận “được” khi còn nhỏ - bạn “thật thông minh/ thật ngốc”, bạn "xinh như công chúa/ là vịt con xấu xí nhưng giỏi giang", chúng đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn như thế nào?

Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn đừng đưa ra những nhận xét chung chung và có tính quy chụp, thay vào đó, hãy nhấn mạnh vào những nỗ lực của con, hành động của bé mà bạn đang muốn nói tới, và thể hiện sự tích cực. Thay vì kể với mọi người rằng con nhút nhát chẳng hạn, bạn có thể nói, “Ở những chỗ lạ, bé Ti lúc đầu hơi e dè một chút, nhưng khi đã quen rồi thì cháu chơi rất vui.” Thay vì nói, “Con đẹp quá đi à,” hãy nói, “Con tự chọn váy cho mình đó à? Xinh thật đấy!”

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo