• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kiêng cữ trong thai kỳ
  • > Tác hại của bia rượu đối với thai nhi
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tác hại của bia rượu đối với thai nhi

Tác hại của bia rượu đối với thai nhi

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kiêng cữ trong thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Ngày nay, có nhiều bà mẹ trẻ có lối sống khá hiện đại và tây hóa. Các bạn đã không ngần ngại sử dụng đồ uống chứa cồn. Ngay cả khi mang thai. Nhưng nếu bạn đang là người có lối sống như vậy thì đề nghị bạn nên dừng lại vì rượu tác hại nghiêm trọng trên não bộ thai nhi và em bé tương lai.

Rượu làm rối loạn hành vi

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, rượu mẹ uống làm con có nguy cơ cao bị các rối loạn tâm lý, hành vi và tương tác xã hội, đặc biệt là chứng bệnh tăng động giảm chú ý trẻ em. Các em bé bị mang thai trong tình trạng nồng độ cồn máu cao sẽ kém trong khả năng nhận thức xã hội và biểu cảm cảm xúc. Chúng trở nên lì lợm, ít nói, chân tay kích động những hành động vô nghĩa, không thể tập trung và rất vô tổ chức. Tất cả những biểu hiện trên chỉ là bề nổi. Bên trong nó là sự phá hủy các cấu trúc não bộ do rượu gây ra.

Rượu làm chậm nói

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra, nếu mẹ uống rượu, đứa con sinh ra sẽ bị chậm nói hơn các trẻ em khác. Lý do: có thể rượu làm giảm sự phát triển và suy giảm chức năng vùng ngôn ngữ trên não bộ. Dẫn đến hiện tượng: em bé chậm nói, chậm tiếp thu, chậm khả năng tiếp nhận hướng dẫn bằng ngôn ngữ. Điều đáng nói, những em bé chậm nói do gen, đến tuổi đi học, em bé sẽ phát triển đầy đủ và bù vào sự chậm trễ so với bạn cùng trang lứa. Nhưng những em bé bị chậm nói do mẹ nghiện rượu thì bé rất khó hồi phục. Hay nói một cách khác, phải đợi đến tuổi trưởng thành bé mới có khả năng nói bằng các bạn. Và như vậy bé sẽ bị mất đi cơ hội tiếp nhận kiến thức thông qua lời nói khi còn đang đi học cấp I, II, III.

Rượu làm giảm khả năng tưởng tượng

Cùng làm việc và cùng chơi trò chơi với các bé có mẹ nghiện rượu nặng, mới thấy một điều rằng, các bé có trí tưởng tượng rất thấp. Hoặc là khả năng tiếp nhận không gian kém hơn hẳn các em bé bình thường khác. Biểu hiện, lấy những đồ vật trong phòng và bỏ ra ngoài. Sau đó người ta yêu cầu các em bé sắp xếp các đồ đạc trở về vị trí cũ. Kết quả, các em bé có mẹ bị nghiện rượu không thể hoặc khó sắp xếp đúng về vị trí cũ. Xảy ra chuyện này có thể do vỏ não thùy thái dương (thùy não liên quan nhiều đến trí tưởng tượng không gian) bị giảm phát triển. Và do đó, em bé đã khó tiếp nhận kiến thức liên quan đến không gian và giảm khả năng tưởng tưởng, tái hiện chúng trên thực tế.

Rượu làm giảm chú ý

Chú ý là một thành tố quan trọng giúp bé tiếp nhận và học tập dễ dàng. Một em bé bình thường sẽ tăng khả năng chú ý song hành cùng với độ tuổi. Nhưng em bé bị tác động bởi rượu, khả năng chú ý thấp. Có thể do rượu làm giảm sự phát triển của vùng hồi đai (vùng não liên quan đến khả năng chú ý). Do đó, mặc dù thầy cô giáo ra sức truyền cảm và dạy dỗ, nhưng dường như các câu chữ đều đi đến tai và chạy mất, bé không thể tập trung tiếp nhận được. Hệ quả, bé rất khó khăn trong việc học tập trong giai đoạn đầu đời. Ngay cả khi ngồi đối diện với người nói chuyện, sự tập trung của bé cũng kém.

Rượu làm giảm phản xạ

Phản xạ là một thuộc tính của thần kinh trung ương. Phản xạ nhanh nhạy sẽ giúp bé tránh được các tác động nguy hiểm từ bên ngoài. Đồng thời, phản xạ nhanh nhạy sẽ giúp bé là người hoạt bát và giỏi các môn thể thao trong tương lai. Nhưng nếu chẳng may mẹ bé là người cần phải duy trì nồng độ cồn trong máu thì bé sẽ bị giảm khả năng tố bẩm này. Tốc độ phản xạ của bé khá chậm chạp. So với bạn cùng tuổi thì khả năng phản xạ của bé giảm hẳn. Khi cùng gây ra một kích thích, tốc độ tiếp nhận và đáp ứng kích thích bên ngoài giữa 2 đứa trẻ không giống nhau. Phần thua thiệt luôn rơi vào em bé bị tác động bởi rượu. Đồng thời với tốc độ phản xạ chậm là tốc độ xử lý thông tin chậm. Đặc biệt ở lứa tuổi đến trường. Trong cùng một đơn vị thời gian, số lượng thông tin các bé xử lý được là ít ỏi, số các bài toán, số các nhiệm vụ hoàn thành sẽ thấp hơn các bạn khác. Đương nhiên, thành tích học tập giảm sút.

Rượu làm biến đổi hình dạng não

Rượu từ mẹ, qua nhau thai, đi vào thần kinh trung ương của bé và làm biến dạng nghiêm trọng cơ quan điều hành tối cao. Từ các hình ảnh chụp cộng hưởng từ trên não bộ, người ta nhận thấy những bằng chứng rõ ràng các bé bị tác động bởi rượu, não bé hơn hẳn so với bạn bè. Tỷ lệ giữa các vùng trong não bộ mất đi sự cân xứng vốn có bình thường của nó.

Nhất là các hạch nền não ở trong vùng gian não (hạch nền là trung tâm chứa chất xám nằm sâu trong não) đã bị rượu phá hủy. Rượu làm các hạch này nhỏ đi, biến dạng, mất chức năng và lượng chất xám còn rất ít. Người ta cũng thấy rượu làm hư hỏng vỏ não (vùng não bộ quyết định đến khả năng thông minh và khả năng tư duy của não bộ). Vỏ não mỏng đi, ít nếp nhăn, ít các gờ, các cuộn, chúng trở nên khá bằng phẳng. Và hệ quả, khả năng tư duy của vỏ não giảm sút rất thấp. Tệ hơn, rượu là giảm hoặc gần như biến mất thể chai (vùng não bộ chịu trách nhiệm kết nối 2 bán cầu não). Điều này khiến cho các em bé cảm thấy rất khó khăn trong việc phối hợp động tác, thực hiện các hành động phức tạp hoặc rất khó làm việc theo nhóm trong cộng đồng xã hội hiện đại khi bé đến tuổi trưởng thành.

BS. Yên Lâm Phúc

Bạn nên đọc
Quảng cáo