• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Tại sao nên chọn sinh nở tự nhiên (sinh thường)?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tại sao nên chọn sinh nở tự nhiên (sinh thường)?

Tại sao nên chọn sinh nở tự nhiên (sinh thường)?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bởi vi sinh nở tự nhiên sẽ giúp mẹ loại trừ những tình huống xấu, những cơn đau sau sinh cũng dễ chịu hơn và phục hồi sau sinh cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều; chưa kể mẹ sinh con bằng phương pháp tự nhiên sẽ giúp con phát triển ổn định hơn so với sinh can thiệp. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể sinh nở tự nhiên. Những bà mẹ phải can thiệp sinh phải đối mặt với những mối nguy hiểm tiềm tàng cho cả con cả mẹ...

Sinh nở tự nhiên

Sinh nở tự nhiên là một trong những việc khó khăn đối với phụ nữ, nhưng nhiều bà mẹ sẵn sàng đối mặt với nỗi đau xé da thịt để lựa chọn sinh tự nhiên không dùng thuốc gây tê hoặc một số thuốc giảm đau. Và những gì mà họ nhận được sau ca sinh nở như có ai đó xé đôi thân thể là một phần thưởng vô cùng thực tế: nó không chỉ đơn thuần chỉ là sự thắng lợi tinh thần: “Tôi có thể làm điều đó!”, mà nó còn bao gồm rất nhiều lợi ích khác cho cả mẹ và con.

Ví dụ như khi sinh thường, người mẹ không bị ảnh hưởng của các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh nên mẹ không bị mất cảm giác và không bị ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Sau sinh thường, người mẹ cũng nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có sức lực để chăm con. Người mẹ sinh thường cũng ăn uống thoải mái và vận động dễ dàng hơn. Hệ hô hấp của những bé sinh thường bao giờ cũng tốt hơn sinh mổ. Trẻ sinh thường được tiếp xúc với dịch trong âm đạo của mẹ, được tiếp nhận khoảng 22 vi sinh vật có lợi ở đây, vì thế, tự cơ thể của bé có thể sản xuất hệ miễn dịch - đây là bước quan trọng đầu tiên để phát triển hệ miễn dịch của trẻ.

Còn các phương pháp sinh khác thì sao?

Gây tê tuỷ sống - mổ lấy thai

Các thuốc gây tê tủy sống đang là sự lựa chọn tốt nhất đối với nhiều phụ nữ khi sinh con. Đặc biệt là trong trường hợp người mẹ có cơn đau kéo dài và kinh khủng. Gây tê tủy sống giúp các mẹ sinh con nhẹ nhàng, dễ dàng, thuốc tê làm giảm đau đớn, giảm căng thẳng và lo âu cho người mẹ. Tuy nhiên, gây tê tủy sống sẽ để lại tác dụng phụ.

Điều mà hầu hết các bà mẹ sẽ lo lắng nhất là biện pháp gây tê này làm cho mẹ không còn cảm giác được cơn gò và cơn rặn, không biết rặn đúng thời điểm, dẫn đến rốt cuộc vẫn phải mổ lấy thai. Ngoài ra còn những rủi ro như mẹ bị đau lưng sau khi gây tê tủy sống, nhức đầu dữ dội, tụt huyết áp, nhiễm trùng cột sống…

Tất nhiên, hầu hết các bà mẹ không thích hoặc không lựa chọn phương pháp sinh mổ bởi vì phẫu thuật mổ lấy thai sẽ khiến cả mẹ và bé đều gặp nguy hiểm. Các bà mẹ đều biết, sinh mổ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao hơn so với sinh thường. Mặc dù mổ lấy thai là an toàn cho mẹ và con nhưng có thể xảy ra vấn đề trong quá trình phẫu thuật mà lúc đó khó có thể kiểm soát, không thể dừng lại, không thể thay đổi. Hơn nữa, em bé được sinh mổ lại có thể có vấn đề với hệ hô hấp. Lực ép khi sinh qua ngả âm đạo có thể giúp đẩy chất lỏng ra khỏi phổi và kích thích hô hấp ở trẻ, nhưng quá trình này không xảy ra khi mổ lấy thai.

Một vấn đề nữa mà mẹ sinh mổ gặp phải đó là nếu sinh mổ thì mẹ không thể có con gần nhau được, mẹ phải sinh cách 3 năm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé sau. Một số bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên vượt quá 2 lần sinh mổ, đo đó nhiều mẹ sẽ cố gắng hết sức để tránh sinh mổ là vì vậy.

Gây tê màng cứng (sinh không đau) và các thuốc giảm đau khác

Một lượng thuốc tê nhỏ được truyền liên tục vào khoang ngoài màng cứng bao bọc xung quanh tủy sống giúp người mẹ giảm đau khi chuyển dạ. Sản phụ sẽ ít phải chịu đau, đỡ mất sức, cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn, và do đó em bé ít bị sang chấn hơn. Đây là phương pháp thường được sử dụng để ngăn chặn cơn đau khi sinh, giúp mẹ không phải chịu đựng cơn đau đớn khi tử cung co bóp.

Ngoài ra, sản phụ cũng có thể được dùng thuốc gây tê tại chỗ (dùng trong quá trình rạch tầng sinh môn/khâu tầng sinh môn), thuốc an thần và thở khí NO (oxit nitơ).

Tất nhiên, những phương pháp này có hiệu quả, nhưng cũng có những rủi ro. Ví dụ: gây tê ngoài màng cứng khiến bạn có nhiều khả năng phải được trợ sinh bằng máy hút và kẹp forcep để lôi em bé ra, làm tăng nguy cơ rách âm đạo và có thể làm em bé bị bầm tím. Thuốc gây mê được truyền trong gây tê ngoài màng cứng có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của bạn…

Không người mẹ nào giống người mẹ nào. Mỗi người trải qua quá trình bầu bì và sinh nở khác nhau, nên tất nhiên, mỗi người sẽ có một câu chuyện khác nhau về hành trình sinh nở. Cho dù mẹ có phải sử dụng thuốc giảm đau, hay được can thiệp sinh, hoặc được dùng thuốc kích sinh hay sinh mổ hoặc sinh nở tự nhiên đi nữa… thì điều quan trọng nhất vẫn là người mẹ đã sinh ra một em bé và có một ca sinh nở “mẹ tròn con vuông”.

Bạn nên đọc
Quảng cáo