• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bé khóc
  • > Tiếng khóc của bé sơ sinh muốn nói với mẹ điều gì, mẹ đã hiểu hết nhu cầu của con chưa?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tiếng khóc của bé sơ sinh muốn nói với mẹ điều gì, mẹ đã hiểu hết nhu cầu của con chưa?

Tiếng khóc của bé sơ sinh muốn nói với mẹ điều gì, mẹ đã hiểu hết nhu cầu của con chưa?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bé khóc
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Mẹ có biết rằng từ khi mới sinh ra đời, bé đã bắt đầu giao tiếp với mẹ bằng chính tiếng khóc của bé. Ban đầu, mẹ nghe thấy bé khóc mà không hiểu bé muốn gì, giống như mẹ nghe tiếng nước ngoài vậy. Nhưng dần dần mẹ sẽ biết cách nhận ra bé đang muốn nói những gì với mẹ, bé cần gì.

Bé giao tiếp thế nào

Bé sơ sinh được sinh ra với khả năng giao tiếp bằng tiếng khóc. Tiếng khóc của bé thường cho mẹ biết rằng bé đang không hài lòng về việc gì đó, ví dụ: bé đang đói, tã của bé bị ướt, chân của bé bị lạnh, bé thấy mệt mỏi, bé muốn được mẹ bế và dỗ dành,...

Mẹ có thể nhận diện nhu cầu của bé thông qua tiếng khóc của bé, tất nhiên không phải mẹ nào cũng có thể phân biệt ngay các tiếng khóc khác nhau, nhưng ở cạnh bé một thời gian, mẹ sẽ tự nhận ra.

Bé cũng có thể khóc khi cảm thấy bị kích thích quá mức, do âm thanh và tiếng động quanh bé, cũng có thể bé khóc mà chẳng có lý do gì. Do vậy, nếu bé khóc và mẹ đã dỗ dành mà bé không chịu nín khóc, thì mẹ hãy nhớ rằng khóc chính là một cách bé giải toả những stress của mình.

Mặc dù khóc là cách giao tiếp chính của bé sơ sinh, nhưng bé cũng có thể nói chuyện với mẹ  bằng tiếng ư a.

Bé sơ sinh có thể phân biệt giọng nói với những âm thanh khác. Hãy quan sát cách bé phản ứng với giọng của mẹ, giọng của mẹ tạo cho bé cảm giác khác hẳn những giọng nói hay âm thanh khác, bởi nó luôn đi cùng với sự chăm sóc dành cho bé, như là cho ăn, ủ ấm hay vuốt ve. 

Nếu bé đang khóc trong nôi, mẹ cất giọng nói chuyện với bé, bé sẽ nhanh chóng nín khóc. Khi mẹ nói với giọng âu yếm, bé sẽ chăm chú lắng nghe. Các bé sơ sinh thường chưa thể kết hợp nghe với nhìn, nhưng nếu mẹ để gương mặt lại sát gương mặt bé, bé sẽ chăm chú quan sát mẹ khi mẹ nói. Bé cũng có thể ư a trong cổ và động đậy tay chân hoặc có những cử chỉ nào đó để phản ứng lại mỗi khi mẹ nói.

Trong tháng đầu tiên, hầu hết các bé sẽ nở nụ cười đầu tiên - nụ cười có ý thức, nụ cười mang tính xã hội. Đó là một kỹ năng giao tiếp của bé.

Mẹ nên làm gì?

Ngay khi bé ra đời và bác sĩ đặt bé vào lòng mẹ, mẹ hãy bắt đầu giao tiếp với bé bằng cách trao đổi ánh mắt, giọng nói, sự vuốt ve bé. Bé sẽ nhanh chóng cảm nhận thế giới xung quanh qua những giác quan của mình.

Vài ngày sau sinh, bé sẽ trở nên quen thuộc với me và sẽ tập trung nhìn vào gương mặt mẹ. Thính giác và xúc giác là hết sức quan trọng trong sự phát triển của bé. 

Bé rất tò mò về âm thanh nhưng lại càng tò mò hơn về những giọng nói. Mẹ hãy nói chuyện với bé bất cứ lúc nào có thể. Dù bé không hiểu những gì mẹ nói nhưng giọng nói ấm áp, bình an của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn. Ngoài ra, mẹ nên hôn bé thật nhiều.

Giao tiếp với bé sơ sinh là để đáp ứng những nhu cầu của bé. Hãy đến với bé bất cứ khi nào bé khóc, đừng lo là quan tâm tới bé nhiều quá sẽ khiến bé "hư". Không bao giờ bé "hư" chỉ vì được mẹ quan tâm, bồng bế. Ngược lại, việc được mẹ quan tâm đến sẽ khiến bé nhận thấy rằng mình quan trọng và có ý nghĩa với mẹ.

Có những thời điểm mà mẹ đã làm đủ mọi cách mà bé vẫn khóc, đừng lo lắng, đừng thất vọng, có thể bé bị kích thích quá mức và muốn được khóc mà thôi.

Khi nào thì cần lo lắng?

Nếu bé khóc quá lâu hoặc tiếng khóc của bé trở nên bất thường, hoặc bé khóc và kèm theo những hiện tượng: giảm hoạt động, không chịu bú, thở bất thường, hãy đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bệnh lý gì hay không và sẽ chỉ định điều trị nếu cần. Dưới đây là một vài lý do khiến bé khóc kéo dài.

Bé bị ốm. Nếu bé khóc to hơn khi mẹ bế hoặc đu đưa bé, thì rất có thể bé bị ốm. Hãy đưa bé đi khám ngay.

Bé bị ngứa mắt. Bé có thể bị một vết xước trong mắt khiến bé ngứa và chảy nước mắt. Hãy cho bé đi khám.

Bé bị đau. Ví dụ như cái ghim để ghim miếng tã của bé bị tuột và đầu nhọn của nó chọc vào người bé khiến bé bị đau. Mẹ hãy thử tìm khắp người bé xem có vật gì khiến bé đau hay không, nhất là tìm ở những kẽ ngón chân, ngón tay của bé (nhiều khi một sợi tóc bị mắc ở ngón tay của bé cũng làm bé rất đau).

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo