- Trang chủ
- > Sách
- > Tiêm chủng cho bé
- > Tìm hiểu về miễn dịch và vacxin
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Tìm hiểu về miễn dịch và vacxin
- Tác giả:
- Thể loại: Tiêm chủng cho bé
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 11/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường. Đó là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn của tế bào. Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống.
Có 2 loại hình miễn dịch là: miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động. Miễn dịch thụ động chống lại các tác nhân gây bệnh ở trẻ thường do được người mẹ truyền sang nhưng miễn dịch này chỉ tồn tại trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Miễn dịch chủ động được tạo thành bởi kháng nguyên của các vi sinh vật hoặc độc tố của chúng khi được sử dụng - đó chính là các vacxin. Sau khi tiêm đủ các mũi cơ bản, miễn dịch sẽ duy trì ở mức cao trong nhiều tháng, nhiều năm cho dù lượng kháng thể có thể giảm xuống nhưng cơ chế miễn dịch ở nhiều trường hợp vẫn rất nhạy cảm giúp cơ thể đáp ứng rất nhanh khi tiếp xúc lại với mầm bệnh.
Ngay từ khi ra đời, cơ thể của bé đã phải tự vệ chống lại hàng ngàn loại vi trùng. Trẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, thời gian có miễn dịch thụ động này chỉ tồn tại khoảng vài tháng đầu. Ngoài ra, trẻ nhỏ không có được miễn dịch của người mẹ đối với 1 số bệnh có vacxin phòng, như bệnh Ho gà. Nếu trẻ không được tiêm vacxin và bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh, cơ thể trẻ có thể không đủ khoẻ để chống lại bệnh tật.
Vacxin tác động như thế nào?
Vacxin giúp hệ thống miễn dịch của bé sản xuất kháng thể chống bệnh để bé không bị bệnh đó. Vacxin cũng giúp hệ thống miễn dịch của bé sản xuất các tế bào ký ức. Sau khi tiêm chủng các tế bào ký ức sẽ bảo vệ lâu dài để chống lại vi trùng có hại. Thí dụ, sau khi bé được tiêm chủng ngừa sởi, quai bị và rubella, bé sẽ có các tế bào ký ức để bảo vệ chống lại các bệnh này lâu dài sau khi tiêm chủng.
Vậy, nếu cha mẹ chăm sóc bé tốt, thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt, bé sẽ không có nguy cơ mắc bệnh, thì sẽ không cần tiêm vacxin cho bé?
Điều này là không đúng. Việc giữ gìn vệ sinh tốt, rửa tay và sử dụng nước sạch giúp con người khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn có nhiều bệnh truyền nhiễm khác có thể lan truyền dù cho chúng ta giữ gìn sạch sẽ thế nào đi nữa. Nếu như chúng ta không được tiêm phòng vacxin, nhiều bệnh truyền nhiễm không còn phổ biến, ví dụ như bệnh bại liệt và bệnh sởi sẽ xuất hiện lại nhanh chóng. Bởi mặc dù các bệnh phòng ngừa được bằng vacxin không còn phổ biến ở nhiều quốc gia song tác nhân gây bệnh vẫn tiếp tục lưu hành ở một vài nơi trên thế giới. Trong thế giới có sự kết nối cao ngày nay, các tác nhân gây bệnh này có thể vượt qua biên giới về mặt địa lý và lây nhiễm bất kể ai chưa được bảo vệ.
Tiêm vacxin có gây hại gì cho bé không?
Các vacxin rất an toàn. Phần lớn các phản ứng do sử dụng vacxin thường là nhẹ và tạm thời, rất hiếm khi xảy ra các tình trạng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Sau khi tiêm vacxin mẹ cần theo dõi để chắc chắn người được tiêm vẫn khỏe mạnh và không có phản ứng. Thường phải theo dõi ít nhất 15 phút sau khi tiêm bởi vì hầu hết các tai biến nguy hiểm đến tính mạng thường xảy ra trong vòng 10 phút sau khi tiêm.
Hầu hết các trẻ sẽ có những phản ứng sốt nhẹ sau chủng ngừa hoặc một số biểu hiện thông thường khác và chúng hầu như không gây nguy hại gì cho trẻ. Một số trường hợp có thể có phản ứng dị ứng nặng (phản vệ) sau chủng ngừa, tuy nhiên các trường hợp này khá hiếm. Các bé sẽ hết sốt sau 1,2 ngày.
Sau khi tiêm, hãy thường xuyên xoa quanh vết tiêm để không bị nổi cục và đau ở chỗ tiêm. Để giảm đau, giảm sưng tấy tại chỗ tiêm, mẹ nên chườm lạnh tại nơi tiêm giúp bé giảm đau. Ngày hôm sau, hãy chườm nóng để giúp các vết sưng tấy nhanh chóng giảm đi.
Không khuyến khích áp dụng biện pháp sử dụng chanh hay khoai tây thái lát mỏng đắp lên nơi tiêm vì có thể có nguy cơ gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm. Nếu sốt cao hơn 38,5 độ C có thể cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không đắp chăn ấm khi trẻ có sốt. Cho trẻ uống đủ nước, tránh để trẻ bị mất nước do sốt, với trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú mẹ. Cho bé bú nhiều hơn hoặc ăn đồ ăn loãng hơn.
Những hiểu lầm thường gặp trong việc chích ngừa cho trẻ
Những mũi tiêm quan trọng bảo vệ sức khỏe cả đời của trẻ
Thắc mắc thường gặp khi đưa con đi tiêm phòng
Sự khác nhau giữa vaccine 5in1 và 6in1 như thế nào để mẹ quyết định lựa chọn tiêm ngừa an toàn cho t
Năm 2019, mỗi trẻ sẽ có một mã số ID quản lý tiêm chủng