• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • > Tổng hợp: Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tổng hợp: Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

Tổng hợp: Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Đây là độ tuổi mà bé bắt đầu trở nên độc lập hơn và cố thể hiện điều đó bằng nhiều cách. Có thể là cố cởi bỉm ra, tự mình đánh răng (dù chưa thật sự thành thạo). Mẹ hãy để cho bé phát huy hết khả năng của mình, tuy nhiên bé cũng luôn cần có sự quan sát và hỗ trợ nhẹ nhàng từ mẹ đấy. Nếu bé đã sẵn sàng, đây cũng là thời điểm thích hợp để tập cho bé ngồi bô.

Việc học nói của bé cũng đạt nhiều tiến triển, và tình trạng thường gặp là nói lắp, nói ngọng, xáo trộn từ ngữ, nói nhịu… Mẹ cần giúp bé bằng cách phát âm lại thật chuẩn xác để bé nói theo.

Bước sang tuần thứ 2 của tháng 17, mẹ có thể đã nhận ra sự quá khích trong giọng nói của bé: Luôn to hơn mức cần thiết. Bởi bé rất thích nhận được sự chú ý, quan tâm của mọi người. Thử thách dành cho mẹ là dạy bé nói nhỏ nhẹ. Nhất thiết bé phải hiểu được la hét là không tốt trong hòa bình, và bố mẹ nhớ đừng to tiếng với bé nhé.

Bé cũng đang trong giai đoạn khó tính khi ăn, vì vậy tạo được một giờ ăn vui vẻ sẽ giúp cả mẹ và bé thấy thoải mái hơn nhiều khi dùng bữa.

Bé ngày càng phát triển hơn về thể chất lẫn tinh thần, và mỗi ngày với bé đều là những điều mới: kinh nghiệm mới, gặp gỡ người mới, nhìn thấy những hình ảnh mới, tiếp xúc với ngôn ngữ, tiếng động mới… Chính vì thế việc ôm ấp cái chăn hay món đồ chơi thân thuộc mỗi khi bé mệt mỏi, căng thẳng mang đến cảm giác an ủi và an toàn cần thiết để cho bé. Bố mẹ cần phải tôn trọng những vật cưng này của bé.

Ở độ tuổi này, bé có thể gặp tai nạn nếu như bố mẹ lơ là rời mắt khỏi bé vài phút. Những tai nạn thường gặp nhất ở trẻ nhỏ là té ngã từ cầu thang, cửa sổ, bàn ghế…; hoặc tai nạn phỏng do cầm nắm vào nồi, chảo nóng trên bếp; hoặc ngộ độc.

Và cơn giận dữ của bé sẽ có dịp bùng nổ ngay khi không làm được gì đó hoặc bị bố mẹ cấm đoán, có thể kèm theo cả nguyên nhân từ sự mệt mỏi lẫn đói bụng. Sự tức giận này sẽ tự nhiên mà biến mất nhanh chóng nếu như những người xung quanh tỏ ra bình thường, thậm chí là lờ đi luôn thay vì việc cứ phải xoa dịu bé hoặc giải thích.

Ngay trong giai đoạn đã có thể tự mình bước đi này, nước trở thành một mối đe dọa trực tiếp đối với sự an toàn của bé. Tuy vậy, hồ bơi không phải là mối nguy hiểm duy nhất. Tất cả những vật có thể chứa nước như bể nước, hồ phao, bồn tắm… đều có thể gây ra tai nạn ngạt nước cho trẻ nhỏ. Trẻ con vốn không biết nguy hiểm là gì, và khi bị rơi xuống nước một cách bất ngờ, chúng sẽ không thể tự thoát ra được.

Cuộc sống của bạn

“Nếu bé đánh mẹ, tôi sẽ ngay lập tức để bé ngồi xuống, giữ hai tay bé, nhìn thẳng vào mắt bé và nói: ‘ Con không được làm vậy với mẹ và với mọi người!’. Nhưng nếu thấy bé có vẻ đánh mẹ vì giận dữ thì tôi sẽ hỏi xem điều gì làm cho bé không được vui.” – Chị Hoàng My (TP Hồ Chí Minh).

Để giúp bé tập mặc quần áo, mẹ có thể vừa mặc, vừa hướng dẫn cách để bé biết trình tự một cách thú vị. Chẳng hạn như: “Con chui đầu qua cổ áo này”, “Tay con đâu rồi, luồn vào tay áo xem nào!”, “Con thử tìm bàn chân mình qua ống quần xem sao”, “ Kéo khóa lên thôi”… Trình tự mặc đồ lúc này cũng giống như một trò chơi nhỏ và giúp bé cảm thấy mình đang tự mặc quần áo một mình.

Bạn nên đọc
Quảng cáo