• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • > Tổng hợp: Sự phát triển của trẻ 21 tháng tuổi
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tổng hợp: Sự phát triển của trẻ 21 tháng tuổi

Tổng hợp: Sự phát triển của trẻ 21 tháng tuổi

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bắt đầu từ độ tuổi này, bé có thể ngủ không yên giấc, dễ tỉnh dậy và khó ngủ trở lại. Bé cũng có thể bị kích động và hoảng hốt. Bạn hãy trấn an con bằng cách xoa lưng cho bé, hoặc ôm bé, hãy đưa cho bé chiếc chăn, con thú bông hoặc món đồ nào mà bé yêu thích và có khả năng giúp bé bình tĩnh lại. Tuy vậy bạn đừng quá lo lắng, vì sự hoảng hốt ban đêm không gây hại nhiều đâu. Nếu việc dỗ dành có thể giúp được con thì bạn hãy dỗ dành, tuy nhiên đừng bắt buộc con phải ôm hay có tiếp xúc gì khác, hoặc cố kiềm chế con. Lúc này, việc bạn cần làm là ở gần bên con, bình tĩnh, và đảm bảo con không tự làm đau mình. Bé sẽ sớm tự quay lại với giấc ngủ bình yên.

Giai đoạn này bé cũng đã có những sở thích riêng cần được mẹ tôn trọng. Tuy nhiên, những chuyện liên quan đến sự an toàn thì mẹ không nên nhân nhượng trong bất kỳ trường hợp nào.

Tình trạng thường gặp mỗi ngày là những tiếng kêu cương quyết “Của con! Của con!” của bé mỗi khi nhìn thấy một món đồ chơi bắt mắt. Bé nhà bạn mới chỉ đang học về sự sở hữu mà thôi. Bé chưa sẵn sàng để đưa cho người khác thứ mà mình đang có, phần vì chưa hiểu được về thời gian (khi nào thì con có lại được đồ chơi này) hay về sự trao đổi qua lại (bạn làm điều này cho mình, mình sẽ làm điều khác cho bạn)…

Sự chia sẻ là bài học cần thiết bé cần được bố mẹ dạy vào khoảng thời gian này. Tuy nhiên không nên nóng vội, bé cần có thêm thời gian cũng như sự khích lệ của bố mẹ để có biết học được sự nhường nhịn, biết cách chia sẻ.

Và khi bé sai? Hãy giúp bé sửa sai thay vì chỉ trích. Nói cho bé rõ, bố mẹ thích hoặc không thích hành vi đó, hoạt động đó để bé nhận biết và thay đổi.

Dù là làm trò ngốc nghếch, lăn lộn ăn vạ, hay là gõ gõ thứ gì đó, thì con bạn cũng đều thể hiện rất hào hứng, và có thể lặp đi lặp lại. Đó thật ra là điều tốt, bởi vì trẻ con học hỏi thông qua sự lặp lại này. Thế nhưng bé lại khó lòng tập trung, chẳng hạn như khi vẽ tranh, bé không chỉ vẽ vào tập giấy để sẵn trước mặt mà còn nguệch ngoạc ra ngoài, lên giá vẽ hoặc lên bàn, thậm chí cả lên tay.

Lúc này, ở bàn ăn, bé đã phải biết một số kỹ năng tự xúc ăn tử tế, như là xúc đầy một muỗng thức ăn, rồi đưa nó lên mồm, hay dùng nĩa để xiên thức ăn, hay uống nước từ cốc… Vấn đề là bé có thể tuân thủ những phép tắc này tại bàn ăn cùng với cả nhà hay không?

Nhiều đứa trẻ 21 tháng tuổi rất nhiệt tình, hào hứng với chuyện ăn uống, nhưng cũng có khá nhiều bé khác lại khó ăn muốn khóc. Bé có thể khó chịu với cả chuyện có hai loại thức ăn nào đó dính vào nhau; hoặc bé chỉ thích ăn những món ăn có màu nhất định. Giống như nhiều đứa trẻ ở tuổi này, con bạn có thể từ chối ăn rau, đặc biệt là các loại rau xanh có vị nhẫn nhẫn hoặc rau có vị nồng.

Cuộc sống của bạn:

“Khi gấp quần áo, tôi đều sẽ đưa cho con trai tôi vài cái khăn và nhờ bé ‘phụ’ gấp chúng. Bé có thể chẳng gấp được gì cho gọn gàng cả đâu, nhưng đến lúc mà bé xong thì tôi cũng có thể hoàn thành công việc của mình.” – chị Phương Anh chia sẻ.

“Con tôi thường cứ đòi uống nước liên tục chứ chẳng chịu ăn bao nhiêu nên tôi chỉ đợi cho đến khi con ăn gần xong thức ăn của mình rồi mới cho bé uống gì đó. Làm như vậy, bé của tôi không bị no nước và chán ăn.” – chị Chi chia sẻ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo