• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • > Top 13 việc làm hàng ngày nuôi dưỡng tính logic và khoa học trong bé ngay từ khi còn nhỏ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Top 13 việc làm hàng ngày nuôi dưỡng tính logic và khoa học trong bé ngay từ khi còn nhỏ

Top 13 việc làm hàng ngày nuôi dưỡng tính logic và khoa học trong bé ngay từ khi còn nhỏ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trong mỗi một bé có nhiều nhà khoa học khác nhau đang ẩn mình. Nếu bạn để ý quan sát, bạn sẽ thấy bé chính là nhà vật lý học khi bé chơi cát, rồi trở thành nhà thực vật học, nhà nghiên cứu sâu bọ, và nhà địa chất khi bé ở công viên, là nhà hải dương học khi bé ở bãi biễn, là nhà hoá học khi bé ở trong bếp, là nhà sáng chế khi bé ở trong phòng chơi, và là nhà thiên văn học khi bé ra cửa sổ nhìn lên bầu trời về đêm. Ở mọi tình huống, bé luôn quan sát chăm chú, đặt câu hỏi, thử nghiệm, so sánh, tư duy, và kiểm tra. Tất cả vì tình yêu đối với khoa học.

Thật không may mắn là bản tính thích tìm tòi và khám phá thường sẽ không còn nữa khi bé qua 3 tuổi. Thường khi bé bắt đầu được học bài bản về khoa học cũng là lúc tình yêu khoa học của bé dần dần mất đi do bị kiềm hãm.

Để giữ và thúc đẩy tình yêu khoa học phát triển trong bé trong suốt quá trình học tập và cả quãng đời sau này, bạn có thể cùng bé tham gia các hoạt động sau đây trong những năm đầu đời của bé:

1. Sắp xếp/ phân loại

Khám phá, nhận biết những vật giống nhau như thế nào và khác nhau như thế nào là kỹ năng cơ bản quan trọng. Mặc dù bé chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các loại cây xanh có lá, nhưng bé có biết được sự khác nhau giữa cây có lá và cây có gai, trái cây nào ăn được vỏ và trái cây nào cần phải gọt vỏ đi, những loại xe hai bánh, xe ba bánh, hoặc xe 4 bánh. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cùng bé phân loại đồ chơi bỏ vào thùng mỗi ngày. 

2. Khám phá về điện

Bạn và bé cùng làm những thí nghiệm hay trò chơi cho bé thấy hiệu ứng của điện từ như:

Lấy lược chải tóc mẹ rồi dùng lược đó hút những mảnh giấy vệ sinh nhỏ

Chà quả banh nhỏ lên tóc rồi đặt nó lên tường, bé sẽ ngạc nhiên khi thay quả banh dính trên tường so với trước đó quả banh sẽ bị rớt xuống.

Cho bé cầm cục hít trên tủ lạnh, cùng bé đi vòng quanh nhà khám phá chỗ nào cục hít dính, chỗ nào nó không dính.

3. Thực vật cũng có sự sống

Để bé thấy được rằng không chỉ có bé lớn lên, mà những thức ăn bé ăn hằng ngày cũng có thể lớn lên được. 

Cắt phần đầu của của các loại củ như cà rốt, củ cải trắng, củ dền,... bỏ phần cắt vào cái dĩa, đổ nước vào, để dĩa ở nơi có nắng và cùng bé quan sát củ mọc rễ.

Cùng bé trồng cây bằng hộp giấy, cắt đôi bỏ đất vào. Để giành hạt của trái cây (yêu thích của bé) sau khi bé ăn xong, cùng bé gieo hạt, tưới một ít nước và để ở chỗ có ánh sáng và quan sát hạt nẩy mầm. Bạn có thể vẽ ra biểu đồ so sánh giữa cây và người: cây cần ánh sáng (vẽ mặt trời), nước (vẽ bình nước, vòi nước), đất để lớn, còn bé cần gì (nước - giống như cây, sữa, thức ăn…). Nếu hạt không nẩy mầm, giải thích cho bé biết chuyện đó cũng có thể xảy ra.

4. Làm nhà hoá học trong bếp

Một trong những khám phá khoa học thú vị nhất có thể làm được làm trong nhà bếp. 

Cho bé thấy hạt muối/ đường dần dần biến mất trong ly nước, nho khô nhảy nhót trong bong bóng của ly sô đa

Khi bỏ baking soda (dùng trong làm bánh, bạn có thể mua rất rẻ ở những tiệm bán đồ làm bánh ngọt) vào ly giấm sẽ thay bọt tràn lên như núi lửa phun

Bạn cũng có thể cho bé quan sát (từ một chỗ an toàn và được canh chừng kĩ lưỡng) khi bạn đánh đều lòng đỏ và trắng, bỏ vào chiên trứng từ thể lỏng thành đặc và nếu để lâu có thể chuyển sang màu đen

Khi đánh lòng trắng trứng lên, lòng trắng sẽ phồng và dày hơn. 

Bạn nhớ cẩn thận khi cho bé vào bếp, nên dọn dẹp dao và những vật dụng nguy hiểm, nên canh chừng bé thật cẩn thận và để bé tránh xa bếp lửa và ấm đun nước nóng.

5. Chế tạo lại bánh xe

Bạn cùng bé tìm hiểu ngoài bánh xe ra, cái gì có thể lăn được? Bạn cho bé thử lăn trái táo và khối xếp hình (hình vuông, chữ nhật, tam giác… nhưng không phải hình tròn), lăn 1 viên đá tròn và 1 viên đá không tròn, lăn 1 cuốn sách, 1 chai nước nhựa rỗng, 1 cái khăn, 1 nắp chai…

6. Khám phá về cân nặng

Chọn 3 đồ vật có kích thước gần bằng nhau (quả chuối, cái muỗng, tờ giấy vò lại) và cho bé cầm thử. Hỏi bé xem cái nào nặng nhất, cái nào nhẹ nhất, và cái nào ở giữa.

7. Cùng bé đo đạc: 

Bé có thể đổ hai ly nước nhỏ vào 1 ly nước lớn không? Bé có thể đổ bao nhiêu ly nước nhỏ vào 1 ly nước lớn? 

Bé cao bao nhiêu? Chọn ra 1 bức tường (trong phòng bé), vạch vào tường chiều cao của bé mỗi tháng và nói cho bé biết bé cao bao nhiêu (đơn vị đo có thể bằng bàn tay hoặc bàn chân, hoặc cm tuỳ bạn). Bằng cách nay bạn có thể theo dõi chiều cao của bé và bé cũng thấy hứng thú về sự phá triển của mình. Giải thích bé nghe điều gì ảnh hưởng đến sự phát triển của bé (chế độ ăn hợp lý: ăn rau, thịt, cá, uống sữa, nghĩ ngơi đầy đủ - ngủ đúng giờ, tập thể dục)

Bạn cũng có thể cùng bé theo dõi chân bé dài ra bằng cách vẽ bàn chân bé lên tờ giấy mỗi tháng/3 tháng và so sánh với nhau (bạn có thể lấy cọ màu bôi lên chân bé và cho bé giậm chân lên tờ giấy, hoặc vẽ bằng viết chì và cho bé tô màu)    

8. Nhà khí tượng học

Tập cho bé thói quen theo dõi thời tiết vào mỗi buổi sáng. Dẫn bé đến bên cửa sổ (chú ý nếu cửa sổ của bạn không có song sắt, nên ra cửa chính) và hỏi bé thấy thời tiết hôm nay như thế nào (lạnh, nóng, nắng, mưa, nhiều mây). Bạn và bé có thể làm dự báo thời tiết nho nhỏ vào mỗi bữa ăn sáng (nếu vốn từ vựng của bé tốt) và từ thời tiết mình nên mặc đồ như thế nào để phù hợp (mưa nhớ mang dù và áo mưa, lạnh nhớ mặc áo khoác, khăn choàng cổ, trời nóng nên mạc áo mỏng cho mát). Tập thói quen quan sát thời tiết từ nhỏ sẽ giúp ích cho bé sau này. Ngoài ra bạn có thể chơi một số trò liên quan đến thời tiết như bỏ một cái lọ rỗng ra ngoài trời khi mưa, sau đó đo xem lượng nước thu được là bao nhiêu.

9. Nhìn thế giới gần hơn

Một cái kính phóng đại có thể cho bé thấy thế giới một cách mới hoàn toàn. Bạn cho bé quan sát hạt muối, vỏ chuối, da của bạn, sợi tóc, 1 chiếc lá, miếng gỗ, bong bóng xà phòng,... qua kính phóng đại. Nếu bạn và bé đi dạo cùng nhau, cùng nhau thu thập mẫu vật trên đường đi để nghiên cứu. 

10. Nghiên cứu về thiên nhiên

Sưu tập lá và gai của những cây khác nhau và so sánh. Cẩn thận tháo các cánh hoa ra khỏi nhuỵ hoa để xem cấu tạo hoa gồm có những gì (bạn nên nói với bé trước rằng chỉ hái hoa để nghiên cứu khi có người lớn, nếu không vườn hoa của bạn có thể không còn vào sáng hôm sau). Bạn có thể cùng bé đào một ít đất trong vườn lên và trải đều đất đó lên giấy báo và quan sát có gì trong đất. Bé có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy con giun, bọ, sâu… sống trong đất. Quan sát kiến tha mồi về tổ, xem chim bồ câu ăn trong công viên và chui vào những cái tổ đã được đặt sẵn….

11. Nghiên cứu về nước

Bạn có thể để nước vào 1 cái thao nhỏ hoặc bồn rửa mặt (không được để bé chơi nước ở bồn tắm, xô nước to… mà không có sự theo dõi của bạn):

Cho bé đổ đầy nước vào 1 cái ly/hộp rồi lại đổ ra

Cho bé một số đồ vật không thấm nước và nổi được, một số vật chìm. Để hai vật vào nước và cùng nhau quan sát vật nào nổi, vật nào chìm, cùng nhau tìm hiểu tại sao vật nổi lại nổi được và vật chìm lại chìm (những điểm khác nhau giữa vật nổi và vật chìm).

Cắt miếng bọt biển/miếng rửa chén thành nhiều miếng nhỏ hay hình dạng dễ thương (để ý dặn bé không được bỏ vào miệng), bỏ vào nước và quan sát nó nở ra.

Lấy 1 ly giấy cho nước vào cùng bé, bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, cùng bé quan sát sau mỗi 2-3 tiếng để thấy nước từ từ đông lại. Khi đá đã đông, lấy đá ra và để ở nhiệt độ phòng để xem đá tan ra.

12. Sắp xếp theo thứ tự

Cho bé bạn sắp xếp đồ vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Ở cấp độ khó hơn, yêu cầu bé xếp từ lớn đến nhỏ.

13. Kết hợp khoa học và nghệ thuật 

Nằm trên cỏ trong công viên hoặc ở ban công nhà bạn nhìn lên bầu trời và ngắm mây với bé. Chỉ cho bé thấy mây bay như thế nào, thỉnh thoảng mây che mặt trời và có bóng râm. Khi về nhà cùng bé vẽ mây và mặt trời. 

Cắt đầu củ cà rốt và xem có gì bên trong. Cho màu vẽ vào dĩa và dùng đầu cà rốt làm cọ in nhữn dấu hình tròn.

Nếu dẫn bé đi biển, bạn nhớ cùng bé lượm vỏ sò, ốc. Khi về nhà có thể cùng bé tô màu lên vỏ.

Thu nhập một số hoa và ép vào cuốn sổ, một thời gian sau cùng lấy ra xem. Chỉ cho bé thấy hoa bị ép vào, cánh hoa bị mất nước. 

Bạn nên đọc
Quảng cáo