• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bé khóc
  • > Vì sao bé vẫn khóc sau khi bú mẹ?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Vì sao bé vẫn khóc sau khi bú mẹ?

Vì sao bé vẫn khóc sau khi bú mẹ?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bé khóc
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Cho bé bú có nghĩa là bé sẽ được ăn no. Sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng, là sự ấm áp dễ chịu cùng tình yêu của mẹ; nhưng tại sao bé lại khóc sau khi được cho bú chứ?

Các mẹ sẽ thấy bé rời ti mẹ, uốn người, vùng vẫy và gào khóc. Hẳn các mẹ sẽ thắc mắc rằng chuyện gì đang xảy ra vậy?

Phải chăng các mẹ không có đủ sữa cho bé bú?

Phải chăng bé không thích bú mẹ?

Khi các mẹ lo lắng cuống cả lên, rồi thêm mọi người xung quanh cho rằng các mẹ không đủ sữa (ai đó còn nói rằng nên cho bé bú sữa bình luôn đi), các mẹ sẽ bắt đầu suy nghĩ kỹ lại về việc cho bé bú sữa mẹ.

Nhiều người đề nghị các mẹ cho bé thử bú bình ngay sau khi bú mẹ, nếu bé chịu bú bình tiếp thì có nghĩa là các bé chưa bú đủ sữa từ các mẹ rồi.

Liệu điều này có đúng không? Dưới đây là một số lý do giải thích cho việc bé hay khóc ngay sau khi bú mẹ xong, các mẹ hãy cùng tham khảo để đừng quá lo lắng không cần thiết.

Nguyên nhân 1: Có khi là bé thấy mệt

Khi bé thấy mệt (đặc biệt là khi quá mệt), bé có thể khóc lúc vừa bú mẹ xong. Một số bé sẽ ngủ rất ngoan khi được mẹ cho bú. Một số bé khác lại không ổn định như vậy, bé sẽ khóc nhiều và ngủ ít hơn.

Trong suốt giai đoạn không ổn định ấy, việc bé đòi bú liên tục từng đợt bú ngắn, đó là điều bình thường thôi các mẹ. Điển hình sẽ là sau khi quấy khóc om sòm, bé sẽ bắt đầu bú mẹ và sau vào phút thì sẽ ngủ thiếp đi, bé chỉ có khóc khi mẹ đưa bé rời ti hoặc đặt bé xuống nôi mà thôi.

Việc này có thể lặp đi lặp lại trong vài giờ, vậy nên bé sẽ càng mệt hơn các mẹ à. Tin tốt cho các mẹ là những giấc ngủ lâu hơn sẽ dần xuất hiện và hiện tượng như trên của bé sẽ ngưng hẳn sau 3 tháng mà thôi.

Nguyên nhân 2: Bé đang trong giai đoạn tuần khủng hoảng (wonder week)

Bé nào đang ở lúc “khó ở” của tuần khủng hoảng cũng sẽ hay khóc sau khi được cho bú đấy mẹ ạ.

Tuần kỹ năng là giai đoạn phát triển thể chất và tinh thần ở bé. Điều này nghĩa là bé của các mẹ sẽ có thêm sự kết nối với trí não để củng cố lại những gì bé đã và đang học được. Tuần kỹ năng là lúc bé thực hiện những kỹ năng mới như lăn, bò hay có những ý tưởng mới.

Vì hoạt động của não bộ tăng lên, bé có thể không có khả năng xử lí mọi việc như bình thường và điều này có thể khiến bé hay khóc hơn.

Nguyên nhân 3: Bé cảm thấy sự căng thẳng

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với những cảm xúc ở người lớn chúng ta đấy các mẹ. Thường thì bé sẽ thấy vừa ý khi cảm thấy người chăm sóc cũng đang thoải mái bên bé, ngược lại bé cũng sẽ buồn bã hơn khi mẹ bị căng thẳng lo lắng.

Do đó, bé có thể hay khóc nhiều hơn kể cả lúc sau khi bú nếu các mẹ và gia đình của mình đang có chuyện gì đó căng thẳng hay bất cứ lý do nào đại loại như thế.

Nguyên nhân 4: Bé mọc răng

Nhiều mẹ nhận ra bé nhà hay khóc hơn (bao gồm cả lúc sau cho bú) khi bé mọc răng. Mọc răng có thể khiến nướu của bé đau khi mút sữa mẹ.

Nguyên nhân 5: Bé để ý mọi thứ xung quanh trong lúc bú mẹ

Ở những bé tầm trên 3 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu bị phân tâm bởi mọi thứ xung quanh bé trong lúc bú. Mẹ có thể từng thấy bé rất vui khi mẹ vỗ nhẹ dỗ bé lúc cho bú, nhưng khi bé lớn thêm, bé sẽ rất muốn nhìn ngó các thứ xung quanh hơn như các tiếng động trong phòng và rồi sẽ rời ti mẹ. Nếu mẹ không chiều theo bé, cho bé nhìn ngó mà cứ bắt bé bú lại, bé sẽ không chịu và bắt đầu khóc ầm lên.

Nguyên nhân 6: Bé bị đầy hơi

Rất nhiều bé sẽ ngừng bú khi bé muốn ợ hơi hay đi ngoài, do đó mẹ hãy ráng cho bé ợ hơi trong hoặc sau khi bú nhé. Mẹ có thể làm điều đó bằng cách bế vác bé lên vai; nếu bé không ợ hơi được sau vài phút, mẹ hãy đi làm việc khác như thay tã hay đổi bên cho bé bú, bé sẽ ợ khi bé sẵn sàng thôi.

Không phải bé nào cũng cần ợ hơi sau khi ăn đâu mẹ ạ (đặc biệt là trẻ bú mẹ).

Khi bé có thể hoạt động di chuyển thoải mái hơn hay bé biết ngồi, bé sẽ tự ợ hơi khi cần.

Nguyên nhân 7: Bé không bú được lượng sữa phù hợp

Một số bé khi bú sẽ bỏ ti mẹ ra và cáu ầm lên hoặc gào khóc chỉ vì lượng sữa của mẹ chảy quá nhanh hay quá chậm.

Nếu bé bỏ ti ngay khi sữa các mẹ bắt đầu tiết ra và ho hay nôn, các mẹ chắc chắn sẽ có nhưng phản xạ hết sức nhanh đúng không? Hãy vỗ ngực cho con và trấn an bé; sau đó lúc bé bú lại, mẹ hãy tiết chế lượng sữa bằng cách dùng hai ngón tay kẹp đầu vú.

Một vài bé sẽ chẳng có sự kiên nhẫn khi sữa các mẹ tiết ra quá chậm hay sữa chảy chậm lại. Bé của các mẹ có thể bỏ ti, nhào mình ưỡn lưng lên và khóc

Nguyên nhân 8: Bé không muốn bú vào lúc đó

Nếu bé khóc ầm ĩ khi mẹ bắt đầu bế cho bú hay bé chỉ bú có một chút thôi rồi sau đó bỏ ti và khóc thì có thể là bé không muốn bú lúc đó hoặc bé đã no rồi.

Đối với những bé lớn hơn như tầm 3 tháng tuổi thì các mẹ sẽ cho bé bú dễ dàng hơn. Một số bé có thể hoàn thành cữ bú trong vòng vài phút thôi. Việc bé không chịu bú nữa cho thấy bé có thể đã bú đủ rồi và bé muốn đi ra chỗ khác chơi đấy mẹ ạ.

Đôi lúc bé chỉ muốn mút sữa vậy thôi nhưng lại không muốn uống sữa - khi đó các mẹ cứ để tự nhiên nhé. Trong trường hợp này, các mẹ hãy để bé theo một hướng khác, như đung đưa vỗ về hay áp sát bé kiểu “da tiếp da” sẽ có hiệu quả hơn đấy.

Nguyên nhân 9: Bé thích bú bên ngực kia của mẹ hơn

Bé có thể bỏ bú một bên ti của mẹ và khóc ầm lên chỉ vì bé muốn bú bên ngực kia của mẹ hơn. Điều này xa ra khi bé của mẹ cực kì thích chỉ một bên ngực mẹ mà thôi.

Nguyên nhân 10: Bé bị tưa miệng

Khi bé bị tưa miệng, bé sẽ bỏ bú và quấy khóc vì miệng của bé bị đau khi bé bú. Bé bị tưa miệng sẽ có những đốm trắng trong miệng nhìn giống như những mẩu pho mát hay cặn sữa (như ở lưỡi hay hai bên má). Nếu các mẹ nghĩ bé có nấm trong miệng như thế, hãy đưa bé đến khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp nhé.

Nguyên nhân 11: Bé bị nghẹt mũi

Khi bé bị nghẹt mũi, bé sẽ gặp khó khăn hơn trong lúc hít thở cũng như bú mẹ, khi đó bé có thể không bú nữa và bé sẽ khóc.

Nếu bé bị nghẹt mũi như thế, các mẹ có thể giúp bé bằng nhưng cách sau:

Bế bé bú cao hơn ngực của mình

Bế bé sao cho cằm của bé chạm vào ngực của các mẹ trong khi mũi bé được cách ra. Áp ngực bé vào ngực các mẹ và đỡ vai chặt vai bé phía sau.

Đi khám bác sĩ để bé được thông mũi.

Rửa mũi và hút mũi cho bé.

Nguyên nhân 12: Bé bị líu lưỡi

Bé nào bị líu lưỡi thì sẽ không thể ngậm bú sâu được.

Líu lưỡi khiến bé không ngậm ti mẹ theo đúng ý bé, vì thế bé cũng sẽ khóc sau khi bú.

Nguyên nhân 13: Bé bị dị ứng thức ăn

Thường sẽ không có nhiều bé bị dị ứng thức ăn trong giai đoạn bé còn bú mẹ. Các bé dị ứng thức ăn thường sẽ không có sự ổn định như các bé bình thường khác. Bé có thể thấy đau bụng hay đầy hơi và vì thế bé cũng sẽ bỏ bú và phát khóc. Nếu mẹ lo lắng con mình có thể bị dị ứng như thế thì hãy đến gặp chuyên gia dinh dưỡng - người có hiểu biết về sữa mẹ cũng như vấn đề dị ứng thực phẩm ở bé.

Nguyên nhân 14: Bé bị trớ sữa

Hiện tượng này có thể xảy ra ở ngay cả những bé khỏe mạnh. Sữa trong dạ dày bé sẽ trào qua thực quản và trào ngược ra miệng.

Trẻ con thường bị trào ngược thức ăn nhiều hơn người lớn vì các bé ăn nhiều thức ăn dạng lỏng, thực quản cũng ngắn hơn và bé cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa.

Nguyên nhân 15: Có thể bé đã bú quá nhiều sữa

Nếu mẹ nào có nhiều sữa, bé của mẹ đó cũng có sức bú lớn và điều này có thể khiến bé quá no hay đầy bụng. Nó cũng khiến bé bỏ ti mẹ và khóc lên.

Bất kể lý do nào khiến bé của các mẹ bỏ ti và khóc, các mẹ hãy bình tĩnh dỗ bé nín, có khi bé sẽ bú lại thôi - cho dù đó là trong 20 phút, một giờ hoặc một vài giờ. Thực ra việc quấy khóc sau bú khá ít gặp đối với một em bé dưới một tuổi khi bé không muốn bú mẹ nữa đấy các mẹ à.

Bạn nên đọc
Quảng cáo