• Trang chủ
  • > Sách
  • > Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
  • > Vì sao vẫn có bầu dù đã uống thuốc tránh thai?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Vì sao vẫn có bầu dù đã uống thuốc tránh thai?

Vì sao vẫn có bầu dù đã uống thuốc tránh thai?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nhiều mẹ phó thác mình cho những viên thuốc ngừa thai, thậm chí không ngại bỏ tiền để mua thuốc ngừa thai từ những hãng nổi tiếng để ngừa thai cho “chắc ăn”. Đã thế, ngày nào cũng hẹn giờ để uống thuốc đúng giờ, nhưng thi thoảng lại có mẹ vẫn bật ngửa vì thử que lên hai vạch. Nếu là một trong các trường hợp "cữ rồi mà vẫn dính" thì mẹ thử kiểm tra các nguyên nhân sau nhé!

Không uống thuốc đúng giờ

Hãy chắc chắn là bạn uống thuốc đúng giờ mặc dù bạn đã cài chế độ nhắc nhở trên điện thoại. Bởi vì nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc có bầu dù có sử dụng thuốc ngừa thai là sự không tuân thủ đúng lịch sử dụng thuốc. Để thuốc ngừa thai đạt hiệu quả cao, các mẹ cần sử dụng chúng vào thời điểm cố định của mỗi ngày. Nhiều mẹ đôi khi quên uống thuốc vì không có sẵn thuốc bên mình (đi du lịch, đi công tác), hoặc cơn lười trỗi dậy khiến mẹ lỗi hẹn với thuốc tránh thai. Chỉ cần bỏ qua một viên thuốc, hoặc giờ giấc thất thường cũng khiến mẹ vỡ kế hoạch.

Nôn ói và tiêu chảy

Khi uống thuốc, các mẹ sẽ gặp một số tác dụng phụ. Nôn ói và tiêu chảy là hai trong những triệu chứng mà các mẹ thường gặp khi sử dụng thuốc ngừa thai. Và chính vì nôn ói/tiêu chảy mà tác dụng ngừa thai sẽ không đạt được định mức an toàn. Do đó, khi bị nôn ói hoặc tiêu chảy, bạn cần ngừng dùng thuốc và chuyển qua biện pháp tránh thai khác phù hợp và hiệu quả hơn.

Bảo quản thuốc không đúng cách

Lượng thuốc không đủ chẳng những ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai mà còn gây các biểu hiện không tốt cho sức khoẻ người phụ nữ. Vì thế, nếu bạn đang dùng các loại thuốc có bọc đường thì phải rất lưu ý không để thuốc bị chảy, vỡ hay bong lớp bọc đường, làm mất đi thành phần chính của thuốc ở bên trong. Ngoài ra, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, nên bạn phải bảo quản thuốc ở nơi khô mát, tránh xa ánh nắng mặt trời. Thỉnh thoảng các mẹ cũng nên xem hạn sử dụng của thuốc, thuốc quá hạn cũng không tác dụng.

Sử dụng thuốc kháng sinh song song

Không phải mẹ nào cũng biết kháng sinh làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai. Chính vì vậy, nếu các mẹ vừa uống thuốc ngừa thai, vừa dùng kháng sinh thì hiệu quả của thuốc ngừa thai sẽ giảm. Không chỉ thuốc kháng sinh, những loại dược phẩm khác như thuốc kháng trầm cảm, các loại thuốc dùng cho bệnh nhân tiểu đường, thuốc dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV và một số loại thực phẩm chức năng cũng có thể gây giảm hiệu lực của thuốc ngừa thai do làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Do đó, trong bất cứ trường hợp bị bệnh nào, bạn cũng thông báo cho bác sĩ biết rằng bạn đang sử dụng thuốc tránh thai để bác sĩ kê cho bạn những loại thuốc thích hợp và thông báo trước mức độ ảnh hưởng đối với tác dụng ngừa thai.

Bưởi và nước ép bưởi

Không phải bất cứ loại thuốc ngừa thai nào cũng tương tác với bưởi hoặc nước bưởi, nhưng chắc chắn trong bưởi có chứa hóa chất có tác dụng kìm hãm sự chuyển hóa của oestrogen. Trong khi đó, các oestrogen tổng hợp lại là thành phần chính của thuốc tránh thai mà có thể bạn đang uống hàng ngày. Đó chính là lý do vì sao bưởi là tác nhân làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai, trong khi đây lại là món ghiền của chị em phụ nữ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo