• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh trẻ em thường gặp
  • > Viêm tiểu phế quản: Những điều mà cha mẹ của trẻ sơ sinh cần biết
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Viêm tiểu phế quản: Những điều mà cha mẹ của trẻ sơ sinh cần biết

Viêm tiểu phế quản: Những điều mà cha mẹ của trẻ sơ sinh cần biết

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh trẻ em thường gặp
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bệnh bắt đầu bằng sổ mũi và ho nhẹ - và nhanh chóng khiến cho các bé bị nặng lên.

Viêm tiểu phế quản là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em vào mùa thu, mùa đông, và đầu mùa xuân. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới hai tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ ba đến sáu tháng tuổi. Phần lớn trẻ em bị bệnh này sẽ lướt qua ổn thỏa, nhưng một số có thể bị rất nặng. Vì vậy quan trọng là cha mẹ cần biết bệnh viêm tiểu phế quản là gì, phải theo dõi điều gì và làm những gì.

Rốt cuộc, viêm tiểu phế quản chỉ là một trận cảm nặng. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do một vài loại virus khác nhau. Phổ biến nhất là virus hô hấp hợp bào hoặc RSV. Trái ngược với hầu hết các bệnh cảm lạnh bị phần trên của đường hô hấp (mũi và cổ họng), viêm tiểu phế quản đi xuống phổi. Nó ảnh hưởng đến những đường thở nhỏ gọi là tiểu phế quản (do đó có tên viêm tiểu phế quản) và có thể khiến chúng bị tấy và sưng. Khi điều này xảy ra, nó có thể dẫn đến thở khò khè và gây khó thở.

Đối với hầu hết trẻ, đây chỉ là một trận ho nặng kéo dài trong một vài tuần và sau đó sẽ đỡ dần. Nhưng một số trẻ có thể bị nặng thêm, hoặc sưng ống thở, ho đến kiệt sức, hoặc các biến chứng như viêm phổi hoặc mất nước. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần phải thận trọng đối với bất kỳ các triệu chứng dưới đây, và gọi cho bác sĩ nếu chúng xảy ra:

Sốt 39 độ C hoặc cao hơn (hoặc sốt 38 độ C hoặc hơn đối em bé dưới ba tháng tuổi), hoặc sốt nhẹ hơn nhưng kéo dài từ hai đến ba ngày

Thở gấp hoặc thở mạnh (quan sát độ lõm của ngực)

Thở khò khè hoặc cánh mũi phập phồng khi thở.

Da trông nhợt nhạt hoặc tái xanh (hoặc môi tái xanh)

Từ chối hoặc không có khả năng uống nước (hoặc uống ít hơn so với bình thường)

Không tè ướt tã trong 6 giờ hoặc hơn

Buồn ngủ hoặc khó chịu rõ rệt hơn bình thường

Chúng ta gọi việc điều trị cho viêm tiểu phế quản là "hỗ trợ", có nghĩa là chúng ta điều trị các triệu chứng. Không có thuốc điều trị viêm tiểu phế quản. Đây là những lời khuyên hữu ích:

Cho trẻ uống nhiều nước (sữa mẹ hoặc sữa công thức là cũng được)

Dùng máy phun ẩm không khí

Sử dụng đồ hút mũi để làm sạch mũi (nhỏ nước muối sinh lý trước khi hút sẽ hiệu quả hơn)

Giữ đầu trẻ cao (không phải cho trẻ nằm gối mà gấp 1 cái chăn lót dưới nệm cũi hoặc để trẻ ngồi trong ghế dành cho trẻ)

Ẵm trẻ ngồi trong phòng tắm có hơi nước ấm để làm loãng dịch mũi.

Đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều tuần. Nếu con của bạn đã bị bệnh hơn một tuần thì tốt nhất nên đi bác sỹ để kiểm tra, chỉ để đảm bảo an toàn. Một số bé sẽ tiến triển thành hen suyễn, mặc dù không chắc chắn có phải viêm tiểu phế quản là nguyên nhân gây hen suyễn không, hay là trẻ có khuynh hướng dễ mắc hen suyễn nay bị nặng hơn trong thời gian bị viêm tiểu phế quản.

Đối với một số trẻ sơ sinh có nguy cơ cao, chẳng hạn như những trẻ có bệnh về tim hoặc phổi hoặc các vấn đề với hệ miễn dịch, bạn có thể chích ngừa hàng tháng cho trẻ để phòng ngừa virus hô hấp hợp bào. Kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu con bạn có một trong những vấn đề này. Đối với hầu hết trẻ, cách phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả nhất là bạn cần thường xuyên rửa tay, và cách tốt nhât nên tránh xa những người bị bệnh.

Bạn nên đọc
Quảng cáo