• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • > Bé ghen tị với em và nhất quyết bám mẹ thì mẹ hãy làm theo những bước này để giải quyết
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bé ghen tị với em và nhất quyết bám mẹ thì mẹ hãy làm theo những bước này để giải quyết

Bé ghen tị với em và nhất quyết bám mẹ thì mẹ hãy làm theo những bước này để giải quyết

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 07/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bé đang được ngủ với mẹ và ba, bỗng một ngày, mẹ “mang về” một em bé và bảo bé sang ngủ với nội hoặc sang phòng riêng ngủ. Bé khóc và nhất định không chịu, lúc này thì ba mẹ phải giải quyết như thế nào đây?

Bất kỳ một đứa trẻ khi có em sẽ luôn có 2 tâm lý như sau: Bị giành mẹ và phải giành lại mẹ

Các mẹ thử tưởng tượng, bé có em giống như chồng của các mẹ dắt một người phụ nữ khác về và bảo “Đây là em của vợ, vợ hãy yêu thương em ấy nhé!” (hẳn là “yêu thương”, không xé ra là may các mẹ nhỉ!). Con cũng như thế, con chỉ biết có mẹ thôi, nay có thêm một thành viên mới xuất hiện, con cảm giác mình đang bị giành mất đi tình thương, phải chia sẻ cho em bé mẹ của mình, chẳng những thế còn phải chia sẻ từ ông, bà, bố, cô, dì,... ai cùng “có vẻ” yêu em bé hơn. Và từ tâm lý bị giành mất mẹ, diễn biến tiếp theo con sẽ tìm mọi cách để giành lại mẹ của mình. Đây là một thời điểm rất nhạy cảm đối với trẻ, mặc dù trước đó ba mẹ đã thông báo rất nhiều lần về việc có em rồi, nhưng khi có em thật, một số trẻ vẫn “bàng hoàng” và không thể chấp nhận được, thời điểm này trẻ rất dễ bị tổn thương nên bất cứ hành động nào của bố mẹ vào thời gian này cũng sẽ bị trẻ phán xét. Trẻ có thể tưởng tượng ra rất nhiều thứ chỉ vì một tiếng “suytttt” của mẹ, rằng mẹ không thương mình nữa, rằng mẹ sẽ bỏ rơi mình. 

Việc tách bé ngủ riêng vào thời điểm này càng khẳng định thêm một lần nữa suy nghĩ của bé là đúng: mẹ có em bé bỏ rơi mình.       

Vậy làm sao để giải quyết tình trạng này?

Ba mẹ hãy nói chuyện với con một cách thật sự nghiêm túc, đừng cho rằng con không hiểu mà bỏ qua không nói chuyện với con. Bảo với trẻ rằng: “Con ngủ với mẹ giữa đêm em sẽ khóc, con có chấp nhận điều đó không?”, nếu con chấp nhận thì bố mẹ vẫn cho con ngủ cùng mẹ. Chắc chắn bé sẽ gật đầu ngay và bé sẽ tiếp tục quấy, ba sẽ là người nhắc lại quy tắc đầu tiên đặt ra ban đầu “Bây giờ con quấy, như vậy là con không giữ lời hứa ban đầu, nếu tái phạm lần nữa thì con và ba sẽ ra ngủ ở phòng khác!”. Như vậy khoảng 1, 2 đêm, chỉ ra cho con thấy em bé khóc như vậy con rất mệt, mẹ cũng rất mệt, và con giúp mẹ sang ngủ với ba, vì ba ngủ một mình sẽ rất buồn. Một điều nữa là ba nên ngủ cùng với cả 3 mẹ con, khi bé nhỏ khóc, ba sẽ là người chăm sóc, thay tã, và mẹ vẫn sẽ chăm sóc bé lớn nhiều hơn. Vì bé lớn rất nhạy cảm, bé nhỏ hiện tại chẳng biết gì. Có sự giúp đỡ của ba, việc dỗ dành, chăm sóc hai con sẽ nhẹ nhàng hơn!

Nếu bé khóc và không chịu làm theo “quy tắc” đã đặt ra từ trước thì sao?

Thì bố mẹ phải chấp nhận, và tách bé ra một hôm, sau đó vẫn phải nói chuyện với bé rằng “Hôm qua con có biết tại sao con bị tách không? Tại vì ba mẹ không thương con hay tại vì con không làm đúng lời giao kèo?”. Cho con hiểu rằng con không làm theo những gì đã thỏa thuận chứ không phải ba mẹ không thương con. Và chúng ta tách bé một đêm, đêm hôm sau hỏi ngước lại bé, lặp lại lời hứa không khóc quấy. Mềm dẻo để bé đùng bị tổn thương và ba mẹ có thể chăm sóc tốt cho bé nhỏ là cả một nghệ thuật!

Gắn kết tình cảm của hai bé

Khi chăm sóc bé nhỏ, mẹ hãy nhờ bé làm những việc vặt, lấy tã giấy hay nói chuyện với em bé. Sau khi bé giúp đỡ xong, hãy nói với con: “Con giỏi quá, nhờ con giúp nên ba/mẹ có thời gian để chơi với con”, như vây bé sẽ có cảm giác mình vừa có giá trị, vừa có thể làm bố mẹ vui. làm cho em vui, và giữa hai bé có một sợi dây gắn kết ngày càng rõ ràng hơn.

Chúc mẹ hai con chăm sóc con nhẹ nhàng và thông minh!

Bạn nên đọc
Quảng cáo