• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • > Cách để bé có thể tiếp xúc, làm quen hiệu quả với nghệ thuật từ khi còn nhỏ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cách để bé có thể tiếp xúc, làm quen hiệu quả với nghệ thuật từ khi còn nhỏ

Cách để bé có thể tiếp xúc, làm quen hiệu quả với nghệ thuật từ khi còn nhỏ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 07/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trẻ giao tiếp bằng nhiều cách trong đó nghệ thuật cũng là một hình thức giao tiếp. Để biểu đạt ý nghĩ của mình, bé có thể nói, hay sử dụng tay thông qua các cử chỉ, giọng điệu, bài hát, hoặc biểu cảm khuôn mặt. Bé cũng sử dụng nghệ thuật như là cách để diễn tả ý tưởng. Chẳng hạn, cách bé vẽ tranh chính là cách bé diễn tả một cách thực nhất những gì bé nhìn nhận thế giới xung quanh.

Nhiều nghiên cứu cho rằng vẽ tranh là một trong những hoạt động trí tuệ giúp bé thông minh hơn bởi nó cho phép bé thể hiện những suy nghĩ của mình ra bên ngoài và cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng của bé về thế giới xung quanh… Thường xuyên vẽ sẽ kích thích khả năng quan sát, giúp bé nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng…

Các nguyên liệu vẽ cũng giúp bé hình thành những cảm giác cần thiết. Khi bé sử dụng các ngón tay để vẽ, nặn màu hay pha màu… những hành động này đều hình thành những kỹ năng trong não bộ.

Nghệ thuật cũng giúp phát triển nhiều kỹ năng khác nữa. Khi bé thấy vệt màu xanh được vẽ ra trên trang giấy, bé sẽ học được nguyên nhân và kết quả. Bé cũng học cách giải quyết vấn đề: con làm gì được với cục đất sét này? Bây giờ con vẽ gì đây?..

Đối với trẻ nhỏ, sáng tạo rất quan trọng, sáng tạo sẽ không bao giờ ngừng. Mẹ đừng nói với bé sáng tạo là thế nào, hãy để bé tự khám phá và tự quyết định. Sau đây là một vài gợi ý cho mẹ:

Cung cấp cho bé nhiều nguyên liệu để chơi và sáng tạo. Không nhất thiết phải sử dụng các nguyên liệu đúng chuẩn, mẹ có thể tận dụng giấy, bút màu, keo, báo, hộp đựng trứng, hộp cà phê, catalog… hay là các tờ lịch ngày (lịch mà đóng thành cuốn, mỗi ngày xé ra 1 tờ). Chỉ cần 1 chiếc bút chì và mấy tờ giấy tận dụng này, bé sẽ tha hồ vẽ vời.

Mẹ hãy giúp trẻ lúc ban đầu bằng cách hỏi các câu hỏi, chẳng hạn như: bé muốn vẽ một chú chó, thì mẹ có thể hỏi bé để gợi mở cho bé: con thử hình dung ra con chó trong đầu, cái gì của con chó là to nhất, con chó có bao nhiêu cái chân?

Mẹ hãy nói nhiều hơn thay vì chỉ khen bé vẽ đẹp. Mẹ hãy cố gắng dùng nhiều từ ngữ để miêu tả những gì bé đã vẽ ra, nói về những màu bé đã dùng.

Khi bé đã vẽ xong, hãy để bé tự nói xem bé đã vẽ gì và cảm thấy như thế nào.

Mẹ hãy dán tranh của bé lên tủ lạnh hay trên tường để mọi người có thể xem thấy, mẹ sẽ dạy bé giá trị của việc bé đã sáng tạo ra. Việc làm này cũng giúp xây dựng lòng tự tin  ở bé.

Có những bé không thích tay mình bị dơ bẩn, có những bé rất nhạy cảm khi chạm vào vật gì đó. Mẹ cứ bình tĩnh, đừng hối thúc bé. Hãy cho bé xem các dụng cụ, mẹ nên nhớ là cần tạo cho bé hứng thú với nghệ thuật chứ không phải là bắt bé học vẽ để phát triển “như con nhà người ta" nhé.

Bạn nên đọc
Quảng cáo